[Cập nhật] Mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2023

Xác định mức đóng thuế thu nhập cá nhân và giảm thiểu nó là một vấn đề đang được người lao động hết sức quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng và tổng quát hơn về mức thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp theo quy định hiện hành.

1.  Thuế thu nhập cá nhân là gì?

1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax- PIT) là loại thuế trực thu (người nộp thuế cũng đồng thời là người chịu thuế), được tính dựa trên thu nhập của cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế ở Việt Nam. Đây là loại thuế có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam do chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách nhà nước và điều tiết sự chênh lệch giữa các tầng lớp giai cấp trong xã hội.

Thuế thu nhập cá nhân được tính toán dựa trên công thức sau:

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

2. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế là cộng gộp của các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm tiền công, tiền thù lao, tiền lương và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền công, tiền lương, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…, đồng thời phải trừ đi các khoản được miễn trừ theo quy định pháp luật.

Thu nhập tính thuế được tính toán dựa trên công thức sau:

Công thức tính thu nhập tính thuế

3. Thuế suất

Thuế suất là loại thuế phụ thuộc vào loại thu nhập (đối với người Việt Nam) và tình trạng cư trú (đối với người nước ngoài).

Quy định về các mức thuế suất được căn cứ theo:

  +Thu nhập không thường xuyên: 10% (có mã số thuế) hoặc 20% (không có mã số thuế)

  +Không cư trú: 20%

  +Thu nhập thường xuyên hoặc cư trú: Sau khi giảm trừ thì sẽ được tính dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần.

2. Mức đóng thuế thu nhập cá nhân hiện nay

Căn cứ theo luật số 26/2012/QH13 quy định về luật thuế thu nhập cá nhân đã được sửa đổi và bổ sung, sẽ áp dụng thêm các khoản miễn thuế và các khoản giảm trừ gia cảnh đối với  mức đóng thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, chỉ những đối tượng có khoản thu nhập mỗi tháng từ 11 triệu đồng trở lên và không có người phụ thuộc thì mới cần phải nộp thuế theo các bậc ở bảng biểu thuế lũy tiến từng phần.

Bảng biểu thuế lũy tiến từng phần

Trong đó, các khoản được miễn thuế bao gồm 16 điều khoản chính, nhưng đối với người đang đi làm, cần lưu tâm đặc biệt đến các khoản miễn thuế sau:

       + Tiền ăn trưa hay ăn giữa các ca nghỉ.

       + Phụ cấp điện thoại.

       + Phụ cấp trang phục.

       + Công tác phí.

       + Thu nhập từ phần tiền công hay tiền lương làm việc thêm giờ.

       + Các khoản thu nhập từ phụ cấp, trợ cấp khác.

Ngoài các khoản được miễn thuế, còn có quy định về các khoản giảm trừ bao gồm:

       + Giảm trừ gia cảnh:

                   Đối với bản thân là 11.000.000 VND/người/tháng.

                   Đối với người phụ thuộc là 4.400.000 VND/người/tháng.

       + Các khoản bảo hiểm phải đóng theo quy định của Nhà nước.

       + Các khoản tham gia quyên góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Chú thích: Người phụ thuộc (căn cứ theo điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC) là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

+ Con (gồm con ruột, con nuôi được nhận nuôi đúng theo quy định pháp luật, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng) ≤ 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con khuyết tật hoặc không có khả năng lao động.

+ Con từ 18 tuổi trở lên nhưng còn đang đi học và có thu nhập bình quân mỗi tháng ≤ 1.000.000 VND.

+ Cha mẹ già mất hoặc không còn đủ sức khỏe để tiếp tục lao động.

+ Vợ hoặc chồng mất hoặc không còn đủ sức khỏe để tiếp tục lao động

+ Người không nơi nương tựa đã được Nhà nước cấp hồ sơ chứng minh (theo Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC) mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng.

Sau khi đã xác định chính xác các khoản có thể miễn trừ và các khoản phải chịu thuế thu nhập cá nhân, ta sẽ cho ra được phần thu nhập tính thuế và nhân với mức thuế suất lũy tiến (có 7 bậc, từ 5%- 35% tùy vào mức thu nhập hàng tháng từ 5 triệu đồng đến trên 80 triệu đồng). Riêng đối với người có thu nhập ≤ 11.000.000 VND/tháng thì không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Bảng hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân cập nhật mới nhất hiện nay

3.  Đối tượng cần nộp thuế Thu nhập cá nhân 

– Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được chia làm 2 nhóm: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

  + Cá nhân cư trú: cá nhân đó phải thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện dưới đây:

  • Có mặt ở lãnh thổ Việt Nam ≥ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc  ≥ 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Có đăng ký nơi ở thường trú theo qui định của pháp luật Việt Nam.
  • Chưa có đăng ký thường trú nhưng có tổng số ngày thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

+ Cá nhân không cư trú: không thỏa các điều kiện được đề ra của cá nhân cư trú.

Kỳ nộp thuế:

       + Đối với cá nhân cư trú:

  • Nộp thuế mỗi năm 1 lần khi khoản thu nhập đó đến từ tiền công, tiền lương hoặc thu thập từ kinh doanh.
  • Nộp thuế theo từng lần phát sinh khi thu nhập đó đến từ đầu tư, chuyển nhượng vốn, trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.
  • Riêng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cá nhân có thể tùy chọn nộp thuế theo từng lần phát sinh hay theo năm nhưng phải đăng ký hình thức nộp với thuế ngay từ đầu năm.

       + Đối với cá nhân không cư trú: nộp thuế theo từng lần phát sinh thu nhập.

>> Có thể bạn quan tâm: Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản cần lưu ý

4. Mức phạt nếu chậm hoặc không nộp thuế Thu nhập cá nhân

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp tờ kê khai thuế và thuế đúng hạn theo quy định của văn bản về hướng dẫn và quản lý thuế.

Thời hạn nộp tờ kê khai thuế được quy định trong điều 44 luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 xác định dựa trên từng trường hợp cụ thể:

+Thuế khai theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

+Thuế khai theo quý: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý kế tiếp quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

+Thuế khai theo năm:

  • Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
  • Đối với hồ sơ khai thuế năm: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 1 của năm dương lịch hoặc năm tài chính

Theo điều 13 nghị định 125/2020/NĐ-CP, trường hợp nộp hồ sơ khai thuế chậm hơn so với thời gian quy định thì cá nhân đó sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đến 25 triệu đồng tùy theo khoảng thời gian quá hạn và đi kèm với biện pháp khắc phục hậu quả (buộc nộp đầy đủ tiền thuế bị thiếu do hành vi chậm trễ nộp tờ khai thuế gây ra).

Số ngày quá hạn Mức phạt theo quy định
1-5 ngày và có tính tiết giảm nhẹ Phạt cảnh cáo
1-30 ngày 2 triệu – 5 triệu
31-60 ngày 5 triệu – 8 triệu
61-90 ngày 8 triệu – 15 triệu
>90 ngày và không phát sinh thuế phải nộp
>90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đầy đủ tiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp 15 triệu – 25 triệu

Bảng hướng dẫn các mức phạt do chậm nộp tờ khai thuế theo nghị định 125/2020/NĐ-CP

Theo khoản 1 điều 42 nghị định 125/2020/NĐ-CP đã quyết định tăng tiền chậm nộp tiền phạt từ 0.03%/ngày lên 0.05%/ngày dựa trên số tiền phạt nộp chậm, cụ thể:

Số tiền nộp phạt chậm= 0.05% x Số tiền thuế nộp chậm x Số ngày nộp chậm

Lưu ý: Số ngày nộp chậm cũng bao gồm cả ngày nghỉ.  

Trên đây là những thông tin cần thiết về mức đóng thuế thu nhập cá nhân cập nhật mới nhất hiện nay. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý thuế để tiết kiệm được một phần lớn thu nhập của bạn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x