Giờ hành chính là gì? Giờ hành chính là từ mấy giờ?

Trong mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp hay bất kì một tổ chức, doanh nghiệp nào, cán bộ nhân viên, người lao động cần làm việc theo giờ hành chính. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm giờ hành chính là gì? Giờ hành chính được quy định từ mấy giờ? Làm việc giờ hành chính có những quyền lợi gì? Để giải đáp những nội dung liên quan đến giờ hành chính, hãy tham khảo hết bài viết dưới đây nhé.

Giờ hành chính là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu khái niệm giờ hành chính là gì? Giờ hành chính là khoảng thời gian làm việc của cán bộ, nhân viên, người lao động được quy tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như các tổ chức, doanh nghiệp. Thời gian nghỉ trưa không được tính trong giờ hành chính.

Giờ hành chính là gì?

                Giờ hành chính là gì?

Giờ hành chính là từ mấy giờ?

Thời gian làm việc theo giờ hành chính tại các cơ quan nhà nước giữa các khu vực và giữa các doanh nghiệp có thể khác nhau. Mỗi đơn vị sử dụng lao động có thể điều chỉnh giờ làm việc để phù hợp với đặc thù công việc của tổ chức, doanh nghiệp đó. Nhưng phải đảm bảo quy định không quá 08 tiếng làm việc/ 01 ngày.

Giờ hành chính trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp được chia làm 02 buổi, và thường áp dụng theo khung giờ làm việc sau:

  • Thời gian làm việc buổi sáng: từ 08 giờ 30 phút đến 12 giờ
  • Thời gian làm việc buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ 30 phút.

Một số tổ chức, doanh nghiệp có giờ hành chính khác:

  • Thời gian làm việc buổi sáng: từ 08 giờ đến 12 giờ 
  • Thời gian làm việc buổi chiều: từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút.

Giữa hai buổi làm việc sẽ có giờ nghỉ trưa. Mỗi doanh nghiệp có thời gian nghỉ trưa khác nhau, có thể là 1 tiếng hoặc 1 tiếng 30 phút. Trong khoảng thời gian này, người lao động có thể ăn trưa, nghỉ ngơi, … Giờ nghỉ trưa giúp đảm bảo sức khỏe cho ca làm việc tiếp theo cũng như đảm bảo hiệu suất công việc.

Giờ hành chính là từ mấy giờ?

Giờ hành chính là từ mấy giờ?

Quyền lợi của người làm giờ hành chính

Ngoài việc hiểu Giờ hành chính là gì? Quyền lợi liên quan của người làm giờ hành chính cũng là vấn đề cần hiểu rõ. Dưới đây là 02 quyền lợi cơ bản:

Quyền lợi nghỉ phép năm

Quyền lợi nghỉ phép năm được quy định theo Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019, cán bộ nhân viên, người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm và hưởng nguyên lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động như sau:

  • Người lao động sẽ được nghỉ 12 ngày phép đối với người làm công việc trong điều kiện làm việc bình thường.
  • Người lao động sẽ được nghỉ 14 ngày phép đối với đối tượng lao động là người chưa thành niên, người khuyết tật, người làm nghề có tính chất độc hại, nguy hiểm.
  • Người lao động sẽ được nghỉ 16 ngày phép đối người làm nghề, hay những công việc có tính chất đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo hợp đồng lao đồng. Thông thường số ngày nghỉ phép năm sẽ được tính 01 ngày/tháng. Như vậy, người lao động đã làm việc bao nhiêu tháng sẽ được tính số ngày nghỉ phép năm tương ứng với số tháng đã làm việc.
  • Đối với trường hợp người lao động thôi việc hoặc bị mất việc mà chưa sử dụng hết ngày nghỉ phép năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những phép chưa nghỉ đó.

Người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của người lao động về lịch nghỉ phép năm, sau đó có trách nhiệm quy định lịch nghỉ phép năm và phải thông báo trước để người lao động được biết. Nếu người lao động muốn nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp theo quy định tối đa 03 năm một lần, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Tại khoản 03 điều 101 của Bộ luật Lao động, người lao động có thể được tạm ứng tiền lương khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương.

Quyền lợi nghỉ lễ 

Quyền lợi nghỉ lễ được quy định theo Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019, quy định người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày 01/01 (Dương lịch)
  • Tết Âm lịch: 05 ngày
  • Ngày giải phóng miền Nam 30/04: 01 ngày 30/04 (dương lịch)
  • Ngày quốc tế lao động 01/05: 01 ngày 01/05 (dương lịch)
  • Ngày Quốc Khánh 02/09 (dương lịch): 02 ngày (ngày 02/09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
  •  Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/03 (âm lịch): 01 ngày

Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài những ngày lễ kể trên, người lao động được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc Khánh của nước họ.

Mỗi năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ được quy định tại điểm b và điểm đ khoản 01 điều 112 Bộ Luật Lao động.

Quyền lợi của người là giờ hành chính

Quyền lợi của người là giờ hành chính

Giải đáp một số thắc mắc về giờ hành chính

Khi tìm hiểu thông tin về giờ hành chính là gì, để xác thực tính chính xác, người lao động sẽ quan tâm những thông tin đó quy định trong văn bản nào? Nội dung dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan về giờ hành chính.

Giờ hành chính được quy định trong văn bản nào?

Giờ hành chính được pháp luật quy định tại khoản 01 điều 105 Bộ luật Lao động 2019 với nội dung cơ bản như sau:

  • Thời gian làm việc không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp bình thường theo tuần thì thời gian làm việc bình thường sẽ không quá 10 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.

Giờ hành chính có làm thứ 7 không?

Giờ hành chính thông thường sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp quy định giờ hành chính có phải làm thứ 7 hay không.

Giải đáp cho vấn đề này, có 02 trường hợp sau:

  • Đối với cơ quan hành chính nhà nước sẽ không làm việc ngày thứ 7, chỉ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6.
  • Đối với doanh nghiệp: Ngoài những doanh nghiệp quy định thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, có những doanh nghiệp làm việc từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hoặc hết ngày thứ 7. Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp quy định làm từ thứ 2 đến thứ 6 và 2 ngày thứ 7 trong tháng.

   Một số thắc mắc về giờ hành chính

Một số thắc mắc về giờ hành chính

Thời gian làm việc ngoài giờ hành chính được quy định như thế nào?

Thời gian làm việc ngoài giờ hành chính được gọi là thời gian tăng ca hay thời gian làm thêm. Người lao động có thể làm thêm giờ do yêu cầu công việc và phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Hoặc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo hiệu suất công việc.

Người lao động sẽ được tính hệ số lương tương ứng với thời gian làm thêm giờ. Thông thường tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

 

   = 

Mức lương thực trả của một giờ làm việc cho một ngày làm việc bình thường

 

 x 

150 % (làm thêm ngày thường)

Hoặc

200 % (làm thêm ngày cuối tuần)

Hoặc

300 % (làm thêm ngày lễ, Tết)

 

  x 

Số giờ làm thêm

Tuy nhiên, người lao động không được làm thêm quá 300 giờ/năm

Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về giờ hành chính là gì? Và những điều liên quan đến giờ hành chính. Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về những quy định và thực tế áp dụng thời gian làm việc ở các đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời biết được những quyền lợi của người lao động khi làm việc giờ hành chính. Từ đó có thể sắp xếp, triển khai công việc một cách hiệu quả.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x