Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản cần lưu ý

Mục đích tạo ra bảo hiểm thai sản là để đảm bảo những quyền lợi cần thiết cho người lao động khi có con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được xét hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho mọi người những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản cần lưu ý.

1. Chế độ bảo hiểm thai sản được hiểu như thế nào?

Chế độ bảo hiểm thai sản là những quyền lợi được nhận của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chế độ này bao gồm thời gian nghỉ và các khoản trợ cấp được nhận trước, trong và sau khi sinh con. 

Chế độ này đã được quy định cụ thể và rõ ràng trong Luật Bảo hiểm và xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chế độ bảo hiểm thai sản mang lại lợi ích to lớn cho lao động nữ 

2 Lợi ích mà người lao động được nhận khi hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi khác nhau, cụ thể: 

  • Giúp lao động nữ bù đắp phần nào mức thu nhập trong giai đoạn nghỉ mang thai, sinh con và chăm sóc con.
  • Giúp lao động nữ có được khoảng thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe và chăm sóc con cái.
  • Lao động nam được nghỉ có trợ cấp, có thêm thời gian để có thể chăm con, chăm sóc vợ mới sinh. 

Chế độ thai sản không chỉ giúp ích cho các gia đình chuẩn bị sinh con và nhận nuôi con, mà nó còn có các quy định để chia sẻ phần nào nỗi lo với các trường hợp như: nạo, phá thai, thai chết yểu, sẩy thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản,… 

Chế độ bảo hiểm thai sản chia sẻ gánh nặng cho gia đình

3. Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản mới nhất 2023

Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm quan trọng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rõ ràng về các điều kiện và đối tượng hưởng chế độ thai sản. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp lại không được hưởng chế độ này, cụ thể: 

3.1 Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều kiện tiên quyết đầu tiên của người lao động được hưởng chế độ thai sản đó là đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi vì, khoản trợ cấp mà người lao động nhận được trong khoảng thời gian nghỉ phép ở chế độ thai sản được lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội do những người tham gia bảo hiểm đóng góp.

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nhà nước

Ngoại trừ các trường hợp được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định không phải đóng bảo hiểm xã hội như làm việc dưới 1 tháng, trong tháng nghỉ hơn 14 ngày và không nhận tiền lương,.. thì cũng vẫn xuất hiện các trường hợp người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để không phải đóng bảo hiểm xã hội. 

Theo Khoản 1 Điều 39 thuộc Nghị Định 12/2022/NĐ-CP, các trường hợp người lao động không đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng. Doanh nghiệp sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt gấp đôi.

>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ nghỉ thai sản cho người lao động như thế nào?

3.2 Trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Bảo hiểm xã hội được chia ra 2 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm tự nguyện dành cho người không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia có thể tự do lựa chọn mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội.

Với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất. Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng các chế độ bảo hiểm khác như chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động,…

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không được hưởng chế độ thai sản

3.3 Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đủ thời gian

Các đối tượng được hưởng chế độ thai sản khác nhau thì các điều kiện hưởng cũng khác nhau. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất để người lao động được hưởng chế độ thai sản đó là thỏa mãn yêu cầu về thời gian đóng bảo hiểm. 

3.3.1  Lao động nữ sinh con

Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con là đối tượng được hưởng chế độ thai sản nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên. 
  • Nếu trường hợp thai phụ phải nghỉ việc để dưỡng thai có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền, vã đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên, thì lao động đó chỉ cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong khoảng 12 tháng trước khi sinh con.

Vậy với đối tượng là lao động nữ sinh con, những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản đó là:

  • Lao động nữ không đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con 
  • Lao động nữ phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ nhưng không đóng đủ 12 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước thời gian nghỉ việc 
  • Lao động nữ đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước thời gian nghỉ việc theo yêu cầu của bác sĩ nhưng lại không đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

3.3.2 Lao động nhận nuôi con

Khoản 1,2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định điều kiện để người lao động nhận con nuôi có thể hưởng bảo hiểm thai sản. Đó là người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi nhận nuôi con.

Vậy với các trường hợp sau, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thai sản:

  • Nhận con nuôi trên 6 tháng tuổi
  • Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi nhưng chỉ đóng dưới 6 tháng trong vòng 12 tháng kể từ khi nhận nuôi con.

3.3.3 Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ

Giống với 2 trường hợp trên, nếu lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản 2023

3.4 Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không thuộc các đối tượng dưới đây

Để được hưởng chế độ thai sản, Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định cụ thể các đối tượng được hưởng bảo hiểm thai sản nhưng không có yêu cầu về thời gian đóng bảo hiểm. Các đối tượng đó là:

  • Lao động đang có thai
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai
  • Lao động nam nữ đang thực hiện các biện pháp triệt sản 
  • Lao động nam có vợ sinh con

Riêng đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con, nếu trong gia đình vợ không có bảo hiểm xã hội, chồng đang đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài việc được nhận lương các ngày nghỉ phép, người chồng sẽ được nhận thêm mức trợ cấp một lần khi sinh con.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày toàn bộ những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản. Rất mong những điều chúng tôi chia sẻ có thể mang lại thông tin hữu ích cho mọi người!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x