3 bước học viết content hiệu quả cho người mới bắt đầu

Khi mà học viết content trở thành nhu cầu của nhiều bạn trẻ hiện nay, trở ngại đầu tiên mà các bạn gặp phải là không biết bắt đầu từ đâu. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn, cũng như giúp bạn có cái nhìn tổng quát về content.

Nhu cầu học viết Content ngày càng nhiềuNhu cầu học viết Content ngày càng nhiều

Content là gì?

Content là các nội dung bạn thấy trong cuộc sống thường ngày. Những băng rôn, biển quảng cáo ở tòa nhà trên phố hay những tin tức trong một chương trình thời sự trên Tivi. Content có tác dụng truyền tải thông tin, thông điệp nào đó đến đối tượng với mục tiêu cụ thể. 

Như vậy, có thể hiểu content là những nội dung mang thông tin đến cho độc giả thông qua các hình thức như lời nói, video, văn bản, ảnh hay sách báo. Do đó, ai cũng có thể tạo ra content dù khi đầy đủ thiết bị hay chỉ có một cây bút chì.

Hiện tại, có một thuật ngữ đang bị nhầm lẫn là content marketing. Content marketing không phải là một vị trí công việc, mà là một phương pháp marketing mà doanh nghiệp tập trung tạo ra có nội dung có giá trị nhằm thu hút và giữ chân họ thông qua những thông điệp để phục vụ cho mục đích marketing.

Tự học viết content mất bao lâu?

Thời gian tự học content sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nguồn học (tự tìm hay thông qua khóa học), ngách content bạn chọn (content social, content SEO, bài PR, …), mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được, …

Thông thường một người khi bắt đầu học content sẽ mất từ khoảng 2-3 tháng trong bước “đọc và thực hành viết”. 4-6 tháng tiếp theo là bạn sẽ tập trung tìm việc và tích lũy kinh nghiệm. Từ 1 năm trở nên là lúc bạn có nền tảng và kinh nghiệm để bắt đầu từng bước riêng cho bản thân.

Hướng dẫn các bước để tự học viết content

Học viết content cần có kế hoạch bài bảnHọc viết content cần có kế hoạch bài bản

Bước 1: Tìm hiểu về các vị trí công việc trong nghề content

Ở bước này, bạn cần phân biệt giữa ba thuật ngữ: content writer, content creator và copywriter.

Content writer là gì?

Content writer là người tạo nội dung dạng chữ. Sản phẩm chủ yếu của content writer là các bài viết. Các bài viết có mục đích giáo dục, cung cấp thông tin hay mang tính giải trí cho độc giả.

Trong lĩnh vực marketing, content writer có nhiệm vụ xây dựng các nội dung dạng chữ tập trung vào sản phẩm, hoặc đưa thương hiệu đến gần với độc giả. Trên hết, mục tiêu sau cùng là thông qua các bài viết để tương tác, thu hút sự quan tâm của độc giả.

Content creator là gì?

Content creator được hiểu là người sáng tạo nội dung. Những nội dung họ sáng tạo được thể hiện thông qua các dạng bài viết, video, hình ảnh,… nhằm tạo ra những nội dung có giá trị cho độc giả. Các ví dụ tiêu biểu về content creator có thể kể đến như youtuber, tiktoker, blogger, streamer. 

Vai trò của content creator trong một chiến dịch content marketing vô cùng quan trọng khi với sự đa dạng nội dung của content creator giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Copywriter là gì?

Copywriter là người viết quảng cáo. Cụm từ “copy” ở đây là các đoạn văn bản trong trong các mẫu quảng cáo. Như vậy, copywriting là việc viết quảng cáo, thuyết phục và thu hút khách hàng bằng ngôn từ. 

Tương tự với copywriter, công việc của người viết quảng cáo liên quan đến con chữ, sử dụng chúng để lôi kéo hành vi mua hàng của khách hàng. 

Bước 2: Lập kế hoạch học tập

Sau khi hiểu tổng quan về content, biết được vai trò, mục đích của các loại hình content, bạn cần chọn ra cho mình một ngách content mà bản thân muốn theo đuổi. Hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể chọn ra được ngách phù hợp với định hướng của mình.

Tiếp đó, hãy tìm hiểu vị trí mà bạn chọn yêu cầu những công việc như thế nào. Trong bước này hãy tìm hiểu và liệt kê những đầu mục mà công việc yêu cầu, xác định các bước để hoàn thành những đầu mục ấy. Bạn có thể tham khảo JD (bản mô tả công việc) của vị trí đó trên các trang tuyển dụng.

Hãy liệt kê các kỹ năng cần thiết cho vị trí này và bắt tay vào rèn luyện nó. Những kỹ năng này sẽ vô cùng cần thiết khi bạn trong quá trình học viết content và phát triển nghề sau này.

>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách lập dàn ý viết content hiệu quả

Bước 3: Tìm và chọn lọc tài liệu học

Tài liệu trên Google: Trên đây có rất nhiều những trang web của những người trong nghề lâu năm lập ra để chia sẻ thông tin, kiến thức về content nói riêng và marketing nói chung. Hãy lưu lại một list những trang web về content mà bạn thấy hay và bổ ích. Một số có thể kể tên: phungthaihoc.com, ngaocontent.com, seothetop, …. 

Tài liệu trên cộng đồng: Trên Facebook có rất nhiều các group, fanpage chia sẻ thông tin kiến thức về content như “Tâm sự con sen”, “GenZ tập viết Content”, … Những kiến thức được chia sẻ trên đây không chỉ mỗi lý thuyết mà còn là các tips, các câu chuyện người thật việc thật giúp bạn có nhiều góc nhìn hơn về nghề, và bạn cũng có thể xin ý kiến ở trên đó.

Tài liệu từ sách: Bạn có thể tìm ra những cuốn sách về content mà được rất nhiều người trong nghề khuyến khích đọc, hay qua các bài viết, bài review về sách. Những cuốn sách này bạn có thể đảm bảo về chất lượng thông tin và kiến thức nó truyền tải. Một số đầu sách được gợi ý: Content hay nói thay nước bọt, Content bạc tỷ, 90-20-30 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ,… 

Tài liệu từ khoá học: Đây là tài liệu mà bạn phải trả tiền để có được, vì thế nó sẽ không hạn chế như tài liệu mà bạn tìm trên Internet, cũng sẽ tập trung hơn những quyển sách trong hiệu sách. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải có sự chọn lọc kĩ trước khi mua khoá học.

Có một lời khuyên rằng ở bước này, bạn hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi lại những kiến thức, thông tin mà bạn thấy hay, hữu ích. Đây sẽ là cuốn sổ để bạn tổng hợp và ghi nhớ kiến thức đồng thời giúp bạn chủ động hiểu biết sâu hơn về nghề content này.

Ghi chép trong khi tự học vô cùng quan trọngGhi chép trong khi tự học vô cùng quan trọng

Bước 4: Đọc và thực hành viết

Hãy chìm đắm vào nghề. Đọc sách, đọc tài liệu, đọc những ghi chú của bạn. Tất cả đều là tiền đề để bạn có thể bắt đầu với những con chữ. Khi bạn hiểu về nghề, biết nghề như thế nào, bạn có thể bắt tay vào viết. 

Tuy nhiên, viết ở đây phải có đề bài. Mỗi ngày hãy tự tạo cho mình một đề tài để viết về nó.

  • Viết về bản thân bạn, về những cuốn sách hay những câu chuyện bạn đã trải qua trong ngày hôm đấy. 
  • Viết cho một thương hiệu hay một sản phẩm mà bạn yêu thích, viết một bài bán hàng, bài review sản phẩm, …

Bạn có thể đăng những bài viết này lên trang cá nhân hay một blog riêng của bạn. Hoặc bạn cũng có thể đăng nó lên các group content để xin nhận xét của mọi người. Đây là cách sẽ cải thiện khả năng viết của bạn đáng kể.

Khi viết xong, hãy kiểm tra thật kĩ lại bài. Bạn có thể viết chưa hay nhưng tuyệt đối không được sai chính tả, không dấu câu và sử dụng sai ngữ nghĩa của từ. Hãy lưu ý bước này. Một bài viết không chỉn chu thì người viết sẽ không được đánh giá cao.

Quá trình đọc và viết cần phải được thực hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại. Bằng cách này, bạn vừa có thế tăng vốn từ và cải thiện khả năng viết, lâu dần sẽ biết được từ ngữ như thế nào sẽ phù hợp với ngữ cảnh, triển khai ý như thế nào sẽ không bị gượng ép. 

Đọc và viết liên tục để cải thiện kĩ năngĐọc và viết liên tục để cải thiện kĩ năng

Kết luận 

Trên đây là các bước cũng như các lưu ý khi bạn bắt đầu tự học viết content. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề này và có động lực trên chuyến hành trình học viết content của bản thân. Chúc bạn thành công trong hành trình tự học này.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x