Truyền thông là gì? Điều kỳ diệu của truyền thông trong cuộc sống

Trong mọi lĩnh vực của đời sống đều không thể thiếu các công cụ truyền thông. Truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong việc gắn kết tất cả mối quan hệ xã hội. Vậy truyền thông là gì? Truyền thông có thật sự mang lại kỳ diệu trong cuộc sống? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu truyền thông qua bài viết dưới đây nhé!

Khái quát truyền thông là gì?

Ngày nay, đời sống xã hội phát triển vượt bậc, nhu cầu kết nối và tìm kiếm thông tin của con người ngày cần được nâng cao, từ đó thúc đẩy truyền thông phát triển. Định nghĩa truyền thông và các thành phần trong truyền thông sẽ giúp bạn có câu trả lời truyền thông là gì?

Định nghĩa truyền thông 

Truyền thông là quá trình trao đổi, truyền đạt, chia sẻ, lan tỏa thông tin từ chủ thể tới các đối tượng mà chúng ta muốn hướng đến, từ đó tác động tư duy, tình cảm qua lại và có sự hiểu biết lẫn nhau.

Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ hai chiều, xảy khi có sự chênh lệch hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng. Quá trình truyền thông kết thúc khi chủ thể và đối tượng đạt trạng thái cân bằng nhận thức.

Về mục đích, truyền thông mang đến những sự thay đổi nhận thức, thông tin và tạo định hướng giá trị cho công chúng.

Các thành phần trong truyền thông

Truyền thông được tạo nên từ 3 thành phần khác nhau:

–  Phương thức: Tùy thuộc vào hoàn cảnh truyền thông mà chúng ta lựa chọn phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp và hiệu quả.

– Nội dung: Nội dung của truyền thông là những kiến thức hay thông điệp mà chủ thể, nhà sản xuất muốn truyền tải thông qua câu chuyện, chữ, hình ảnh hay lời nói.

– Mục tiêu: Mục tiêu của truyền thông là những đối tượng được xác định tiếp nhận thông tin mà chủ thể hướng tới có thể là cá nhân hay tổ chức.

Truyền thông là gì? Mối tương quan giữa chủ thể và đối tượng tiếp nhận

Truyền thông kỳ diệu như thế nào? 

Qua phần khái quát truyền thông là gì phía trên, chúng ta thấy được truyền thông có thể kết nối, lan tỏa thông tin, tác động đến mọi người trên toàn cầu. Dưới đây là những điều kỳ diệu mà truyền thông mang lại.

Truyền thông trong việc phát triển thương hiệu cá nhân/ doanh nghiệp

Truyền thông giúp cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp/ cá nhân phát triển mạnh mẽ, lan rộng đến gần với công chúng. Việc xuất hiện hình ảnh nhiều lần qua những chiến dịch quảng cáo trên các kênh báo chí, mạng xã hội, phát thanh sẽ xây dựng được niềm tin mạnh mẽ trong công chúng.

Những đối tượng tiếp nhận được kích thích tò mò, bắt đầu tìm hiểu đến sản phẩm, các giải pháp doanh nghiệp nêu ra để giải quyết vấn đề khó khăn trong đời sống. 

Những đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ thay đổi quan điểm, hành vi, tập trung quan tâm đến sản phẩm theo định hướng của doanh nghiệp mong muốn.

Từ đó, sản phẩm sẽ có vị trí trong tâm trí người tiêu dùng, cũng như có chỗ đứng trên thị trường. Đây là một trong những yếu tố quyết định việc thúc đẩy mua hàng, tiêu thụ sản phẩm, giúp cho thương hiệu được tỏa sáng, mang lại lợi nhuận cao, tạo sự phát triển vững mạnh cho doanh nghiệp.

Truyền thông giúp thương hiệu được tỏa sáng

Truyền thông đối với chính trị nhà nước

Việc truyền thông lặp đi lặp lại những nội dung về quy chuẩn đạo đức, pháp luật sẽ tạo nề nếp, thói quen góp phần ổn định trật tự trong xã hội. Truyền thông là công cụ đắc lực hỗ trợ trong việc quản lý của Đảng và nhà nước. 

Những nội dung về đường lối, chủ trương, chính sách được đài phát thanh VOV, đài truyền hình VTV, báo chí tuyên truyền cụ thể. Nó giúp người dân hiểu rõ hơn, để cùng phối hợp thực hiện hoàn thành một cách hiệu quả.

Các hiến pháp, văn bản, quyết định khi được điều chỉnh, thay đổi nhờ truyền thông mà người dân có thể nắm bắt kịp thời, nhanh chóng. Thông qua mạng internet, người dân có thể dễ dàng chủ động tìm kiếm các văn bản pháp luật của Quốc hội, nhà nước trên website. 

Ngoài ra, truyền thông còn giúp Đảng và nhà nước thấu hiểu người dân qua những phản hồi trên các kênh truyền thông đại chúng.

Truyền thông trong công chúng

Hệ thống truyền thông giúp người dân nhanh chóng cập nhật kiến thức, nắm bắt tin tức xã hội trong nước và nước ngoài, nhờ vậy tri thức của người dân được mở rộng. 

Qua đó, truyền thông giúp mọi người phân biệt điểm tốt, xấu, ủng độ những điều tích cực, bài trừ những điều tiêu cực. Truyền thông đại chúng như một môi trường sư phạm, người thầy, người bạn trong công việc, học tập.

Bên cạnh đó, truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong việc giải trí, dịch vụ, du lịch, xem phim, chơi game…thông qua internet và các kênh truyền hình. Nó tạo ra sự cân bằng cho đời sống mỗi người sau những giờ làm việc căng thẳng và áp lực cuộc sống.

Truyền thông tác động rất lớn trong đời sống

Các yếu tố tạo nên truyền thông hiệu quả

Để hiểu rõ hơn truyền thông là gì, làm sao để truyền thông hiệu quả? bạn cần phải biết các yếu tố tạo nên truyền thông. Dưới đây là những hình thức truyền thông và quy trình của truyền thông hiệu quả:

Những hình thức truyền thông được sử dụng nhiều hiện nay

Truyền thông trên Internet

Số lượng người dùng internet ngày nay vô cùng lớn. Việc sử dụng truyền thông internet để quảng cáo trên Website, Bing, Google…có sức mạnh rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, sản phẩm của người dùng.

Truyền thông trên xã hội (Social Media)

Phương tiện truyền thông dựa vào tốc độ, phạm vi lan tỏa trên nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter…để phát triển thương hiệu cho cá nhân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công cụ chạy quảng cáo trên trang xã hội để tối ưu hóa chuẩn SEO giành vị trí trên thị trường.

Hình thức truyền thông trên trang mạng xã hội

Phát trực tiếp 

Hiện nay, truyền thông phát trực tiếp mang lại hiệu quả rất lớn với doanh nghiệp. 

Khi trang mạng xã hội Facebook Live, Tiktok Live, Youtube Live có được sự chú ý của khách hàng nhờ vào việc cập nhật nhiều nội dung hữu ích và giải quyết nhu cầu của họ. Từ đó, quá trình truyền tải hình ảnh trực tiếp có mang tính chất cụ thể, sinh động làm tăng lượt tương tác với khách hàng. 

Truyền thông truyền hình (Tivi)

Nếu chúng ta hỏi một người nào đó truyền thông là gì? Chắc chắn rằng, trong đầu người đó sẽ nghĩ ngay đến truyền hình. Tivi là một công cụ truyền thông mang tính chất truyền thống, kết quả của nghiên cứu, phát minh vĩ đại của thế giới. Tivi xuất hiện từ thập niên 20 của thế kỷ 20 tồn tại đến thời điểm hiện tại.

Số lượng người sử dụng tivi trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 90% dân số. Nếu khai thác việc quảng cáo qua phương tiện truyền hình có tính trực quan và sinh đông sẽ thu hút, gây được nhiều chú ý và tăng khả năng chuyển đổi dễ dàng.

Truyền thông báo chí

Cũng như tivi, báo chí ra đời từ rất lâu, xuất hiện tại Việt Nam năm 1865 và tồn tại đến ngày nay. Chi phí quảng cáo trên báo rất thấp nhưng lại nhận được sự tin tưởng của người đọc khá cao. 

Đặc biệt, những tờ báo chính thống có mức độ phủ sóng rất lớn tới công chúng. Vì vậy báo chí luôn là hình thức chiếm ưu ái cao của rất nhiều doanh nghiệp khi cần quảng cáo sản phẩm, thương hiệu.

Truyền thông báo chí chiếm nhiều ưu ái của doanh nghiệp

 Chat Marketing 

Ngày nay, đa số khách hàng đều thích trao đổi qua email hoặc các ứng dụng trò chuyện. Việc Chat Marketing sẽ tiếp cận được khách hàng khá dễ dàng, kịp thời hỗ trợ khách hàng đưa ra giải pháp cho vấn đề họ gặp phải, nhờ vậy bạn có thể chiếm được vị trí trên đô thị truyền thông.

Sự phát triển công nghệ trả lời tự động từ các ứng dụng chat sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân lực, nhưng vẫn tối ưu hóa dịch vụ của mình mọi lúc khách hàng cần.

>> Có thể bạn quan tâm: Cộng tác viên là gì? Làm cộng tác viên có dễ kiếm thêm thu nhập?

Quy trình của bài truyền thông hiệu quả

– Xác định đối tượng nhận thông tin: Xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình để trả lời cho những câu hỏi truyền tải nội dung gì? Nói như thế nào? Nói ở đâu?  Nói khi nào?

– Xác định phản ứng của đối tượng nhận tin: Người truyền tải thông tin cần nắm bắt các trạng thái người nhận về sự thấu hiểu, cảm xúc, thái độ, tư duy của thông tin được truyền tải.

– Lựa chọn hình thức truyền thông: Việc lựa chọn hình thức truyền thông dựa vào kết quả sau khi xác định đối tượng mục tiêu và phản ứng của đối tượng tiếp nhận thông tin.

– Lựa chọn nội dung thông điệp: Nội dung trong thông điệp phải trung thực, mang tính hữu ích, ngắn gọn, dễ hiểu.

– Chọn lọc thuộc tính của nguồn tin: Các kiến thức được sử dụng trong nội dung truyền tải phải có tính chuyên môn, độ tin tưởng cao và sự mến mộ của công chúng.

– Thu nhận thông tin phản hồi: Sau khi các thông tin được truyền đi, người phát tin cần ghi nhận mọi thái độ của người tiếp nhận, có phương án điều chỉnh để hoạt động truyền thông đạt hiệu quả cao.

Quy trình truyền thông hiệu quả

Kết luận

Bài viết trên đây là những kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn truyền thông là gì, nắm được các hình thức truyền thông và ứng dụng truyền thông hiện nay.

Truyền thông đang có xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ, tác động trực tiếp lên từng cá thể trong xã hội qua nhiều cách thức, vì vậy nó vừa là cơ hội vừa là thách thức của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Hy vọng những chia sẻ này, sẽ giúp ích được cho bạn khi áp dụng vào cuộc sống, cũng như phát triển trong công việc và học tập.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x