Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính chính xác nhất

Đòn bẩy tài chính là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính, giúp cho doanh nghiệp thu lại lợi nhuận từ các nguồn vốn. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính như thế nào? 

Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage – viết tắt là FL) là công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để thể hiện mức độ khoản vốn vay, nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận từ nguồn vốn. 

Đòn bẩy tài chính, còn được hiểu là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Đòn bẩy tài chính có thể cho phép một tổ chức, doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn bên ngoài từ người khác và sau đó sinh ra lợi nhuận cho chính mình. 

Đòn bẩy tài chính là gì?

Tuy nhiên, trong kinh doanh nếu không biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thông minh thì sẽ mang lại hậu quả, rủi ro vô cùng nghiêm trọng.

Ngược lại, nếu biết cách vận hành và sử dụng đòn bẩy tài chính thì sẽ đem lại cho bạn lợi nhuận từ nguồn vốn như bạn mong muốn.

>> Có thể bạn quan tâm: Thu nhập ròng là gì? Công thức tính thu nhập ròng chuẩn xác nhất

Vai trò, ý nghĩa đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là một công cụ mang lại vai trò quan trọng cực lớn trong kinh doanh cho cá nhân lẫn doanh nghiệp. Với hình thức vay mượn nguồn tiền từ một nơi khác để xây sở cho chính bản thân nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận.

Tuy nhiên, nhìn vào có thể thấy rất dễ dàng nhưng nếu không biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính một cách kỹ lưỡng khôn khéo, thì chẳng khác nào đem lại một nguồn nguy hại cho chính người sử dụng.

Riêng với cá nhân, đòn bẩy tài chính giúp làm tăng vốn chủ sở hữu bằng việc vay vốn, giúp cho cá nhân sử dụng lợi nhuận từ nguồn vốn đi vay.

Riêng với doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính như một công cụ giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về sự thiếu hụt vốn, với mục đích sinh lợi nhuận từ nguồn vốn đi vay  nhằm duy trì hoạt động kinh doanh và nắm bắt thời cơ phát triển trong tương lai.

Đòn bẩy tài chính còn giúp cho doanh nghiệp cắt giảm đi một số chi phí về tiền thuế vì các khoản vay cũng như tiền lãi sẽ được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lúc này, khoản vay được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp sẽ nộp thuế ít hơn nhưng vẫn tăng lợi nhuận.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Các cá nhân, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức sau để tính đòn bẩy tài chính:

Hệ số đòn bẩy tài chính được tính theo công thức sau:

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Ví dụ minh họa

Doanh nghiệp D có kế hoạch kinh doanh sản phẩm A với tổng số vốn là 300.000.000 VND. Trong đó, có 150.000.000 VND là khoản tiền đi vay với lãi suất 10 %/năm. Năm 2022, doanh nghiệp dự kiến tiêu thụ 20.000 sản phẩm với giá 30.000 VND/sản phẩm. Chi phí biến đổi mỗi sản phẩm là 25.000 VND, tổng chi phí kinh doanh cố định là 50.000 VND. Yêu cầu xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính với doanh nghiệp D ?

  • I = 150.000.000 x 10% = 15.000.000 VND
  • F = 50.000.000 VND
  • v = 25.000 VND
  • p = 30.000 VND
  • Q = 20.000 sản phẩm

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh nghiệp D:

EBITo = 20.000 x (30.000 – 25.000) – 50.000.000 = 50.000.000VNĐ

DFL=  EBITo / (EBITo – I) = 50.000.0000/ 50.000.000 –15.000.000) ≈ 1,43

Với EBIT = 50.000.000 VND (mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay), khi doanh nghiệp D  khi tăng/giảm 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng/ giảm 1,43%

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Trong kinh doanh khi ta sử dụng một công cụ gì để hỗ trợ thì đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng biệt.

Đòn bẩy tài chính cũng vậy, nếu thuận lợi thì sẽ đem lại kết quả tuyệt đối nếu không thuận lợi thì sẽ đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sau đây, là một số ưu điểm và nhược điểm của đòn bẩy tài chính. 

Ưu điểm

  • Hiện nay các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên thị trường hầu hết đều sử dụng đòn bẩy tài chính vì vừa tận dụng được nguồn vốn để kinh doanh vừa có thời cơ gia tăng phát triển doanh nghiệp.
  • Đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn với việc đầu tư bằng nguồn vốn tự có.
  • Khi sử dụng đòn bẩy tài chính giúp cho nhà đầu tư tăng tính linh hoạt trong việc quản lý vốn đầu tư. 

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì đòn bẩy tài chính cũng có những nhược điểm nhất định. 

Nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không có chiến lược thì sẽ đem lại những rủi ro rất cao. Do đó nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh để lại những hậu quả như khoản vay nợ khá lớn, nguồn vốn chủ sở hữu không còn nhiều và dàn dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp.

  • Nguy cơ mà đòn bẩy tài chính mang lại có thể gây ra rủi ro về kinh tế nếu thị trường đầu tư không đi theo đúng dự án lên kế hoạch ban đầu. 
  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phải thật kỹ lưỡng trong khâu tìm nguồn vay, lãi suất đáng tin cậy từ các ngân hàng hoặc tổ chức cơ quan nhà nước.

Những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng đòn bẩy tài chính 

Trong thị trường kinh doanh hiện nay việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến.

Cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả bạn cần biết

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào cũng sử dụng đòn bẩy tài chính đúng cách, cho nên khi sử dụng đòn bẩy tài chính cần phải có những lưu ý sau:

  • Bạn cần phải theo dõi biến động thị trường để nắm bắt thời cơ đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Cần phải xem nguồn vốn đầu tư, nếu vốn đầu tư của bạn không nhiều tránh rủi ro mang lại bạn bị rơi vào điểm dừng không mong muốn.
  • Sử dụng đòn bẩy tài chính cho những khoản mà bạn chủ động nguồn tiền chi trả, trừ trường hợp tình huống đầu tư không diễn ra như mong muốn. Bạn cần tiên lượng trước những hậu quả không đáng xảy ra như: mất trắng tiền tiền gốc lẫn tiền lãi, dẫn đến nguy cơ phá sản.
  • Bạn cần phải thật sự sáng suốt trong việc lựa chọn đơn vị đáng tin cậy trong khâu tìm nguồn vốn vay, chọn những cơ quan, ngân hàng uy tín được nhà nước cấp phép. 
  • Bạn cần phải có một định hướng tính toán thật kỹ trước khi bắt tay vào sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính.

Tóm lại, mong rằng qua bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin, hiểu thêm về đòn bẩy tài chính và công thức tính đòn bẩy tài chính hiệu quả nhất. Chúc bạn áp dụng thành công nhé! 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x