Học Công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội và mức lương

Công nghệ thông tin là gì?

Nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ thông tin những năm gần đây liên tục tăng cao. Chính vì thế, ngành công nghệ thông tin đang là một trong những ngành đào tạo thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy, học công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Ngành công nghệ thông tin hay còn gọi là IT viết tắt của Information Technology. Ngành IT nhằm ứng dụng máy tính và phần mềm trong việc vận hành, quản lý hệ thống và dữ liệu cho tổ chức, doanh nghiệp.

Nhìn chung, đa số các trường chia ngành công nghệ thông tin thành các chuyên ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống quản lý thông tin, Kỹ thuật mạng và truyền thông, Công nghệ phần mềm.

Ngoài ra, mảng Robot và Trí tuệ nhân tạo thường thuộc chương trình đào tạo của chuyên ngành Khoa học máy tính. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo như hiện nay đã có một số trường đưa Robot và Trí tuệ nhân tạo thành chuyên ngành chính.

>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ thông tin thi khối nào? Mức lương và cơ hội việc làm

Học công nghệ thông tin ra làm gì?

Học công nghệ thông tin mở ra nhiều cơ hội

Nhiều cơ hội việc làm cho người học ngành công nghệ thông tin Nhắc đến ngành công nghệ thông tin, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các công việc như lập trình Website/Mobile, lập trình Game hay hình ảnh ai đó ngày đêm ngồi gõ code. Thế nhưng, lập trình viên chỉ là một mảng nhỏ của ngành IT rộng lớn. Nhằm giúp mọi người bớt hoang mang không biết liệu học công nghệ thông tin ra làm gì thì chúng ta hãy “mổ xẻ” kĩ hơn nhé!

Lập trình Website – Website Developer

Website là thứ đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp kinh doanh nào. Chính vì thế, lập trình thiết kế một website luôn là lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao của ngành.

Lập trình Website được chia thành 2 nhánh chính là Back-end và Front-end.

Công việc của một Lập trình viên Front-end là thiết kế, xây dựng và phát triển giao diện website mang đến cho người dùng trải nghiệm thân thiện nhất.

Trong khi đó, lập trình viên Back-end là người giúp các hoạt động không nhìn thấy được của một website diễn ra hiệu quả: xử lý yêu cầu người dùng và hiển thị thông tin chính xác. Lập trình viên Back-end chịu trách nhiệm xây dựng, viết code, kiểm tra-đánh giá hiệu quả và khắc phục, sửa lỗi của website.

Back-end và Front-end đều có những ngôn ngữ lập trình khác nhau, nếu thông thạo bạn hoàn toàn có thể trở thành một lập trình viên Fullstack.

Lập trình Mobile – Mobile Developer

Nhiều người lựa chọn trở thành một lập trình viên Mobile sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng điện thoại được tạo ra nhằm phục vụ cho đời sống hằng ngày của chúng ta từ mục đích giải trí, liên lạc – trao đổi, lên kế hoạch học tập – làm việc… Kéo theo đó, nghề lập trình viên Mobile có nhu cầu nhân lực cao lẫn mức lương hậu hĩnh thu hút nhiều nhân tài IT theo đuổi.

Công việc của một lập trình viên Mobile là thiết kế – lập trình những ứng dụng điện thoại chạy trên hệ điều hành iOS và Android. Thêm nữa là các công việc: phát triển tính năng phần mềm theo định hướng doanh nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu và sửa chữa ứng dụng.

Tương tự như Back-end và Front-end của một website đều chạy trên những ngôn ngữ lập trình phù hợp thì các ứng dụng điện thoại cũng như thế. Người lập trình cần hiểu và thông thạo ngôn ngữ lập trình của từng hệ điều hành sử dụng trên điện thoại thông minh.

Lập trình nhúng – Embedded Developer

Lập trình nhúng được ứng dụng trong các sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày: Robot hút bụi thông minh, máy in, lò nướng đa chế độ…Mỗi thiết bị qua mỗi năm đều được trang bị tính năng mới đồng nghĩa cơ hội phát triển cho các kỹ sư lập trình nhúng rất rộng mở.

Có 2 hướng khi bạn muốn trở thành một lập trình viên nhúng là làm việc thiên về phần cứng (Embedded Hardware) hoặc chuyên viết phần mềm cho hệ thống nhúng (Embedded Software).

Embedded Hardware Engineer là người phụ trách viết code, tiến hành thử nghiệm, viết các tài liệu về sản phẩm, phân tích và tìm giải pháp cho hệ thống nhúng… Mặt khác, Embedded Hardware Engineer chuyên thiết kế các board mạch (PCB) và chạy thử nghiệm.

Tester – Kiểm duyệt viên chất lượng phần mềm (QA,QC)

Công việc của một tester là gì?

Công việc của một Tester là trải nghiệm và tìm ra lỗi/ nhược điểm có thể xảy ra khi vận hành sản phẩm. Qua đó, mang đến cho người dùng trải nghiệm thân thiện, dễ thao tác và hạn chế tối đa lỗi khi dùng sản phẩm.

 IT Security – An ninh mạng/Bảo mật thông tin

IT Security có trách nhiệm giám sát, triển khai và vận hành các giải pháp an toàn cho hệ thống. Ngoài ra, họ còn là người chịu trách nhiệm tìm ra lỗ hổng bảo mật và xây dựng hệ thống bảo mật kiên cố.

Bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần có hệ thống an ninh mạng vững mạnh để bảo vệ dữ liệu và ngăn chặn sự xâm nhập của hacker. Trong tương lai, nghề IT Security hứa hẹn sẽ được quan tâm nhiều hơn bởi tầm quan trọng của ngành.

IT Support

Công việc của một IT Support là hỗ trợ khắc phục tất cả những vấn đề phát sinh liên quan đến công nghệ cho người dùng. Nếu có vấn đề vượt quá khả năng hướng dẫn xử lý của IT Support thì IT Security sẽ hỗ trợ giải quyết.

Data Analysis – Chuyện gia Phân tích Dữ liệu

Phân tích dữ liệu là một mảng rất rộng của ngành công nghệ thông tin. Vì thế, cơ hội việc làm của chuyên ngành Phân tích dữ liệu rất rộng mở. Sinh viên tốt nghiệp mảng Phân tích dữ liệu có thể theo đuổi các vị trí: chuyên viên Phân tích dữ liệu, chuyên viên Phân tích nghiệp vụ hoặc Kỹ sư khoa học dữ liệu.

Chuyên viên Quản trị Hệ thống

Chuyên viên quản trị viên hệ thống hay SysAdmin là người chịu trách nhiệm thiết lập, bảo trì và xử lý các vấn đề về hệ thống mạng trong tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, SysAdmin yêu cầu rất cao trong việc thành thạo kỹ năng nghiệp vụ: Kỹ năng lập trình và phát triển phần mềm, điện toán đám mây, Virtualization Technology hay thành thạo hệ điều hành Linux. 

Chuyên gia AI

Sinh viên tốt nghiệp ngành trí tuệ nhân tạo ra làm gì?

Ngành Trí tuệ nhân tạo đang là ngành có triển vọng rất lớn thu hút nhiều sinh viên theo đuổi trong giai đoạn hiện nay. Cơ hội việc làm của ngành vô cùng rộng mở và đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Trí tuệ nhân tạo có thể lựa chọn theo đuổi các vị trí:

  • Kỹ sư AI
  • Kỹ sư Robot
  • Kỹ sư máy học (Machine Learning Engineer)
  • Kỹ sư Big Data

Nghiên cứu và giảng dạy

Nếu yêu thích công việc giảng dạy, bạn có thể tham gia vào công tác nghiên cứu và đào tạo giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước

Cơ hội nghề nghiệp – Mức lương ngành công nghệ thông tin

Cơ hội nghề nghiệp ngành IT

Nhìn chung, cơ hội việc làm của ngành công nghệ thông tin vô cùng rộng mở. Báo cáo về thị trường IT Việt Nam cho thấy, giai đoạn 2022- 2024, nước ta thiếu hụt 150.000 – 195.000 lập trình viên/kỹ sư mỗi năm. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin còn có cơ hội làm việc tại thị trường nước ngoài với mức thu nhập hấp dẫn.

Mức lương ngành IT

Theo báo báo về “Mức lương & Mong đợi nghề nghiệp của các chuyên gia IT năm 2022-2023 của ITViec, mức lương của ngành dao động từ 11 triệu đồng/ tháng đến 70 triệu đồng/tháng (tuỳ lĩnh vực và số năm kinh nghiệm). 

Mức lương ngành IT theo ngôn ngữ lập trình

Bên cạnh đó, mức thu nhập theo từng ngôn ngữ lập trình cũng có chênh lệch rất lớn. Ví dụ, người có dưới 1 năm kinh, mức lương làm việc với ngôn ngữ lập trình JavaScript hay C++ khoảng 11 triệu đồng/tháng. 

Tuy nhiên, đối với ngôn ngữ lập trình Objective-C hay TypeScript mức lương lần lượt có thể lên đến 20 – 22 triệu đồng/tháng.

Kỹ năng – tố chất cần có khi theo đuổi ngành công nghệ thông tin

Giờ có lẽ bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Học công nghệ thông tin ra làm gì?” và tìm được hướng đi cho tương lai. Nếu bạn đang cảm thấy mơ hồ không biết bản thân có phù hợp với ngành công nghệ thông tin không thì chúng ta hãy tìm hiểu về những kỹ năng cần có của ngành nhé!

1. Đam mê

Dù theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào thì niềm đam mê là thứ kéo chúng ta về phía trước giúp chúng ta ngày càng giỏi hơn. Đặc biệt là đối với một ngành khó như công nghệ thông tin thì niềm đam mê chính là thứ giúp ta duy trì nội lực, vượt qua khó khăn trong học tập và lượng kiến thức khổng lồ.

2. Cẩn thận – tỉ mỉ

Ngành công nghệ thông tin yêu cầu mức độ cẩn thận tỉ mỉ cao để đảm bảo tính chính xác khi thiết kế, xây dựng phần mềm. Bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ của công việc hoặc mất thời gian chỉnh sửa.

3. Bình tĩnh – chịu đựng áp lực công việc cao

Kỹ năng cần có của ngành IT

Ngành công nghệ thông tin có đặc thù riêng là phải làm việc trong nhiều giờ, thường xuyên thức khuya. Kèm theo đó, việc ngồi hàng giờ tập trung cao độ để code hay xử lý board mạch rất dễ gây mất kiên nhẫn, chán nản. Chính vì thế, người theo đuổi cần có khả năng chịu để đựng áp lực cao, bình tĩnh xử lý vấn đề xảy ra.

4. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới

Kiến thức của ngành công nghệ thông tin vô cùng rộng và liên tục được đổi mới. Vì thế, người theo ngành IT bắt buộc phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, không ngừng học hỏi và nâng cao kĩ năng. Đó là kỹ năng quan trọng cần duy trì để tránh tình trạng đào thải nhân lực của thị trường lao động hiện nay.

5. Kỹ năng Tiếng Anh

Một kỹ năng không thể thiếu của người học và theo nghề IT chính là Kỹ năng tiếng Anh để hiểu và sử dụng các phần mềm phục vụ trong công việc. 

Bên cạnh đó, thông thạo tiếng Anh là lợi thế rất lớn để đọc và tìm hiểu các kiến thức mới nhanh nhất vì các tài liệu được ưu tiên xuất bản bằng tiếng Anh. 

Thêm nữa, cơ hội làm việc rộng mở không còn giới hạn trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.

6. Kỹ năng diễn đạt bằng lời nói

Dù làm ở bất kỳ lĩnh vực nào thì kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm đều rất quan trọng. Một lập trình viên/kỹ sư sẽ phải thường xuyên trao đổi, phối hợp cùng các nhân sự khác nghiên cứu, phát triển sản phẩm. 

Để công việc tiến hành hiệu quả, đảm bảo truyền tải thông tin rõ ràng, mạch lạc hãy thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp từ giọng nói đến khả năng diễn đạt, sắp xếp thông tin…

Qua bài viết này, hy vọng những bạn trẻ sẽ hiểu sau khi học công nghệ thông tin ra làm gì và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Đồng thời, hiểu được những kỹ năng còn thiếu sót và cải thiện bản thân, nâng cao trình độ để đạt được thu nhập đáng mơ ước.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x