Văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 4.0

Văn hóa doanh nghiệp có phải là yếu tố quan trong giúp doanh nghiệp thành công? Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp là gì và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời đại 4.0 trong bài sau:

1.1 Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là các yếu tố vô hình như: giá trị, niềm tin, sự cam kết…. Các yếu tố gắn liền với lịch sử phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố tạo nên tính khác biệt. Từ đó, ta có thể phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Làm thế nào để tạo nên hình ảnh doanh nghiệp khác biệt, có thương hiệu? Chúng ta sẽ đọc phần tiếp theo.

1.2 Các yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gồm 6 yếu tố cơ bản như sau:

  • Tầm nhìn: đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tầm nhìn là kim chỉ nam hay có thể là bức tranh tương lai mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển. 

Các yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp

  • Giá trị là những quy tắc, tôn chỉ xuyên suốt trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Giá trị sẽ là sự cam kết với khách hàng. Giá trị cũng là quy định nguyên tắc ứng xử trong nội bộ công ty và cũng là lời hứa của doanh nghiệp với nhân viên.
  • Thực tiễn: chính quá trình thực hiện tuyên bố giá trị doanh nghiệp muốn tạo dựng. Thông qua thực tiễn sẽ đánh giá được giá trị văn hóa doanh nghiệp.
  • Con người: đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Con người là  nhân tố góp phần hình thành và phát triển doanh nghiệp. 
  • Sức mạnh câu chuyện: đây là yếu tố mang tính lịch sử trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Sức mạnh câu chuyện có ý nghĩa truyền thông tạo ấn tượng khách hàng và tạo niềm tự hào, niềm tin của nhân sự trong công ty.
  • Môi trường làm việc: sẽ gồm các yếu tố như: không gian làm việc, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, mối quan hệ đồng nghiệp với nhau. Môi trường làm việc sẽ được định hình theo đặc thù bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty.

Trên đây là 6 yếu tố cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì sẽ có những lợi thế như thế nào? Hãy đọc tiếp phần tiếp theo.

>> Có thể bạn quan tâm: Viết mail xin nghỉ việc sao cho chuyên nghiệp nhất?

1.3 Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò gì?

Văn hóa doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích như sau:

Giúp thu hút ứng viên dễ dàng: 

Với các doanh nghiệp có thương hiệu sẽ gây dựng được niềm tin đối với người lao động. Công ty sẽ không tốn nhiều chi phí cho việc tuyển dụng thu hút ứng viên. Bên cạnh đó, công ty lại có rất nhiều ứng viên khao khát ứng tuyển khi đăng tuyển.

Văn hóa doanh nghiệp giúp tuyển dụng dễ dàng

Nâng cao năng suất lao động:

Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ thúc đẩy năng suất của người lao động.

Theo như nghiên cứu của giáo sư James L. Heskett trong ngành kinh doanh logistic thì “Văn hóa doanh nghiệp góp phần mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ trọng 20%- 30%”.

Tạo ra các nhân sự trung thành:

Từ môi trường làm việc tốt, giá trị doanh nghiệp mang lại cho người lao động cao sẽ tạo ra các nhân sự trung thành. Những nhân sự này muốn cống hiến trí tuệ và sức lao động cho công ty. Từ đó, công ty có tài sản vô giá đó là đội ngũ nhân tài. 

Tạo gắn kết nội bộ:

Cũng là môi trường làm việc, những quy định nguyên tắc công ty tạo ra sự gắn kết giữa các phòng ban, bộ phận với nhau. Một công ty mạnh khi có tập thể mạnh, tập thể làm việc ăn ý.

Văn hóa doanh nghiệp tạo tập thể gắn kết

Đó là những lợi ích mà văn hóa doanh nghiệp mang lại cho công ty. Vậy để doanh nghiệp tồn tại và phát triển cần xây dựng theo lộ trình rõ ràng. Các cách xây dựng sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

1.4 Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp 4.0

Văn hóa cải tiến sáng tạo trong công việc:

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc cải tiến sáng tạo là yếu tố luôn được khuyến khích thực hiện. Nhờ sự cải tiến sáng tạo mà doanh nghiệp sẽ cung cấp được các dịch vụ tốt hơn. Hơn thế cải tiến sáng tạo tạo ra những giá trị mới, cải thiện quy trình làm việc tốt.

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công

Văn hóa trao quyền và đào tạo nhân tài:

Trong thời đại công nghệ 4.0 người lao động có nhiều quyền lợi và lựa chọn công ty tốt, chế độ đãi ngộ tốt hơn. Vậy để doanh nghiệp giữ chân được người tài thì cấp độ quản lý là người cần biết đào tạo và trao quyền. 

Khi được trao quyền người lao động cảm thấy vai trò quan trọng của mình trong tập thể. Người lao động sẽ có trách nhiệm làm việc và chủ động hơn trong công việc. Đồng thời doanh nghiệp luôn có sẵn đội ngũ kế cận hỗ trợ quản lý khi cần thiết.

Ứng dụng công nghệ hiện đại hóa:

Thế kỷ công nghệ phần mềm phát triển đã giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp ứng dụng phần mềm, công nghệ sản xuất hiện đại. Điều đó góp phần rút ngắn quy trình sản xuất, tối ưu năng suất lao động.

1.5 Ví dụ các Công ty xây dựng văn hóa doanh nghiệp 4.0

Văn hóa doanh nghiệp Facebook:

Facebook là công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Facebook đã tạo dựng hệ sinh thái mạng xã hội cung cấp đến hàng triệu triệu khách hàng trên toàn cầu. Facebook xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, tôn trọng quyền cá nhân.

Môi trường làm việc tại Facebook

Facebook xây dựng môi trường làm việc thân thiện, linh hoạt. Môi trường làm việc khơi gợi nhiều ý tưởng mới từ nhân viên. Đồng thời, Facebook luôn khuyến khích nhân viên phát biểu ý kiến và tham gia quyết định công ty.

Văn hóa doanh nghiệp Google:

Google là công ty nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ. Google được đánh giá là nơi làm việc tốt nhất cho phụ nữ, và được xếp hạng văn hóa doanh nghiệp tốt nhất.

Môi trường làm việc tại Google

Google chú trọng phát triển con người, xây dựng chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên. Đồng thời, google tạo môi trường làm việc m. Google khuyến khích nhân viên sáng tạo, cởi mở chia sẻ để cùng phát triển.

Văn hóa doanh nghiệp Viettel

Viettel là doanh nghiệp viễn thông lớn tại Việt Nam. Viettel là tập đoàn viễn thông quân đội. Nên văn hóa Viettel mang đậm bản chất người lính. Người lao động luôn sẵn sàng xông pha, không ngại khó khăn, kiên định với mục tiêu đề ra. Viettel đã xây dựng văn hóa làm việc kỷ luật, kỷ cương. Bên cạnh đó, Viettel luôn khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.

Môi trường làm việc tại Viettel

Viettel luôn chú trọng xây dựng văn hóa mở. Đó là sự kết hợp văn hóa phương đông và phương tây. Môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt thích ứng với sự phát triển của xã hội.

Văn hóa doanh nghiệp Vingroup

Vingroup là tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam với đa lĩnh vực kinh doanh.  Vingroup không ngừng sáng tạo để đạt mục tiêu xây dựng “ Con người tinh hoa – sản phẩm/dịch vụ tinh hoa – cuộc sống tinh hoa – xã hội tinh hoa”. 

Môi trường làm việc tại Vingroup

Môi trường làm việc tại Vingroup tạo sự gắn kết, trao quyền và tôn trọng, trách nhiệm. Với môi trường đó, người lao động coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình. Đó là nơi mọi người có thể gắn bó, cống hiến, dành thời gian sống và làm việc.

Kết luận

Tóm lại, bài viết đã giúp độc giả hiểu được văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong thời đại 4.0 doanh nghiệp cần phải xây dựng văn hóa ngay từ khi bắt đầu hình thành.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x