Tư duy ngược là gì? Cách rèn luyện tư duy ngược hiệu quả
Mục lục
Tư duy ngược giúp bạn tìm ra những giải pháp hiệu quả cho những vấn đề khó giải quyết mà theo cách thông thường không làm được. Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tư duy ngược là gì và rèn luyện như thế nào?. Hãy cùng đọc ngay nhé.
Định nghĩa tư duy ngược là gì?
Tư duy ngược (Tiếng Anh có nghĩa là Reverse Thinking) là cách nhìn nhận vấn đề theo hướng ngược lại so với cách tư duy thông thường. Thay vì xác định mục tiêu trước sau đó mới tìm cách thực hiện được mục tiêu đó, tư duy ngược sẽ lật ngược lại vấn đề bằng cách suy nghĩ xem tại sao không đạt được mục tiêu lúc đầu đã đặt ra.
Ví dụ: Nếu bạn muốn tăng doanh số bán hàng trong tháng, chúng ta thường nghĩ cách làm sao để bán được nhiều hàng hơn. Tuy nhiên, khi tư duy duy ngược, chúng ta sẽ nghĩ xem đã làm gì để không bán được hàng.
Qua đây có thể thấy được tư duy ngược giúp cho mình nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ đó đem lại cách giải quyết vấn đề hiệu quả và vượt trội so với số đông còn lại.
Ưu, nhược điểm của tư duy ngược
Bất kể loại tư duy nào cũng có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Mỗi người sẽ phù hợp với một phương pháp tư duy khác nhau. Sau đây là một số ưu nhược điểm của tư duy duy ngược khi áp dụng.
Ưu điểm
Hiểu rõ mục tiêu: Phương pháp tư duy ngược giúp người thực hiện hiểu rõ về mục tiêu cuối cùng mà họ muốn đạt được. Từ đó giúp họ tạo ra các bản kế hoạch hành động có hiệu quả cao.
Phát hiện nguy cơ và hậu quả tiềm tàng: Với phương pháp suy luận từ kết quả có được về những điều kiện và hành động cần thiết, người thực hiện có thể nhận ra nguy cơ và hậu quả tiềm tàng. Từ đó, nâng cao khả năng đề phòng và hạn chế rủi ro
Tìm ra các giải pháp sáng tạo: Tư duy ngược thúc đẩy tính sáng tạo bằng cách khuyến khích người thực hiện tìm ra cách làm mới và không theo truyền thống để đạt được mục tiêu đã đạt ra.
Nhược điểm
Đầu tư thời gian và công sức: Phương pháp này cũng đòi hỏi bạn phải bỏ nhiều thời gian công sức thực hiện. Hơn nữa cần phải phân tích những yếu tố lợi hại và tạo ra những bản kế hoạch hành động chi tiết cụ thể.
Gặp khó khăn khi áp dụng: Có những vấn đề không phù hợp hoặc khó áp dụng với phương pháp tư duy ngược.Đó là những vấn đề mà mục tiêu cuối cùng không được rõ ràng hoặc không thể định nghĩa rõ ràng.
Có thể thiếu tính linh hoạt: Tư duy ngược có thể dẫn đến việc suy luận một cách cố định, không được linh hoạt chỉ tập trung vào một số phương pháp nhất định mà có thể bỏ qua các phương pháp khác.
Cách tư duy ngược hiệu quả
Vậy làm thế nào để áp dụng được tư duy ngược? Bạn Cần thực hiện đúng 5 bước sau đây:
Bước 1: Xác định được vấn đề cần phải giải quyết
Đầu tiên cần xác định được vấn đề bạn cần phải giải quyết là gì, nó bao gồm những yếu tố nào.Việc nhận định được chính xác vấn đề giúp bạn áp dụng tư duy ngược được hiệu quả hơn.
Bước 2: Đảo ngược lại vấn đề bằng câu hỏi
Tiếp theo khi đã xác định được vấn đề,bạn cần đảo ngược lại vấn đề bằng cách đặt câu hỏi:
- Làm sao để tạo ra vấn đề này?
- Nguyên nhân mà vấn đề này xuất hiện?
- Nên làm gì đã khiến vấn đề nghiêm trọng hơn?
- Đặt những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau
Bước 3: Tiến hành liệt kê các ý tưởng từ tư duy ngược
Sau khi đặt những câu hỏi để đảo ngược vấn đề, Bước tiếp theo là dựa những ý đã nêu trên để liệt kê ý tưởng,cách giải quyết vấn mà bạn nghĩ ra.
Ở bước này,bạn chỉ cần liệt kê ý tưởng mà không cần quan tâm đến chất lượng.Liệt kê càng nhiều lại càng tạo ra nguồn ý tưởng đa dạng phong phú để lựa chọn khi cần.
Bước 4: Biến ý tưởng thành giải pháp cụ thể
Tiếp sau đây, bạn cần chuyển hoá ý tưởng đã có ở bước 3 thành các giải pháp cụ thể có tính ứng dụng cao. Cụ thể như sau:
- Loại bỏ những ý tưởng không phù phù hợp
- Kết nối các ý tưởng giống nhau thành một giải pháp
- Nên chọn giải pháp tối ưu nhất
Bước 5: Đánh giá hiệu quả giải pháp mang lại
Đây là bước cuối cùng,bạn cần đánh giá xem giải pháp có thể đem lại hiệu quả được không. Một số đánh giá:
- Xem lại ưu nhược điểm, kết hợp so sánh với những phương án khác
- Thực hiện thử nghiệm chỉ ở quy mô nhỏ
- Lấy kinh nghiệm phản hồi từ người đi trước
- Xem giải pháp có khắc phục được nguyên nhân gốc rễ vấn đề không?
- Thực hiện theo đúng quy trình 5 bước ở trên sẽ giúp bạn áp dụng tư duy ngược đúng và có kết quả tốt.
Cách rèn luyện tư duy ngược mỗi ngày
- Tạo thói quen tự đặt câu hỏi ngược, trước mọi vấn đề bằng câu hỏi: ”Tại sao hay” “Làm thế nào” để kích thích tư duy ngược.
- Học hỏi từ các bậc thầy tư duy ngược: Đọc sách, tìm hiểu về các doanh nhân,nhà khoa học… để học hỏi cách áp dụng tư duy ngược.
- Áp dụng tư duy ngược vào thực tế: Hãy tìm cách áp dụng tư duy ngược vào những trường hợp cụ thế trong công việc và cuộc sống để rèn luyện kỹ năng này.
- Tạo ra một nhóm bạn có cùng sở thích: Bạn nên tìm những người bạn có cùng sở thích chí hướng tìm hiểu về tư duy ngược để cùng nhau trao đổi phát triển kỹ năng cùng nhau.
- Tham gia các khóa học về tư duy: Tham gia các khóa học về tư duy ngược,tư duy sáng tạo….Việc này sẽ rèn luyện và nâng cao kỹ năng này một cách có hệ thống.
Ví dụ về tư duy ngược
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách áp dụng tư duy ngược trong thực tế:
Ví dụ 1: Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư
Nhà đầu tư George Soros chỉ tập trung vào giảm thiểu rủi ro thay vì tối đa hoá lợi nhuận. Ông luôn đặt cho mình câu hỏi ”làm thế để mất tiền trong khoản đầu tư này” thay vì ”Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền nhất”. Đây được coi là một ví dụ tiêu biểu trong đầu tư.
Ví dụ 2: Uber đã áp dụng tư duy ngược trong kinh doanh bằng cách cho phép tất cả mọi người đều có thể trở thành tài xế của họ. Thay vì mua xe cung cấp dịch vụ taxi kiểu truyền thống. Điều đó giúp mở rộng quy mô kinh doanh mà không tốn nhiều tiền để đầu tư xe cộ.
>> Có thể bạn quan tâm: Hashtag là gì? Dùng thẻ hashtag như thế nào cho hiệu quả nhất
Ví dụ 3: Giảm cân bằng tư duy ngược
Thay vì tập trung ở việc làm sao để có thời gian tập luyện nhiều hơn kết hợp với việc thực hiện việc ăn kiêng hàng ngày để giảm cân,bạn hãy suy nghĩ ngược lại” làm thế nào để tăng cân nhanh chóng”. Như vậy bạn sẽ biết không nên ăn những thực phẩm giàu calo, hạn chế không ăn vặt, cần đi bộ hoặc tập thể dục thường xuyên hơn.
Kết Luận
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được khái niệm tư duy ngược là gì và biết cách áp dụng nó trong công việc cũng như trong cuộc sống. Cần phải thường xuyên rèn luyện để phát triển kỹ năng tư duy ngược để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả và sáng tạo.