Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Digital Marketing cho người mới

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người mua hàng dần trở nên ưa thích việc tương tác và mua sắm trên internet thay vì thị trường thực tế. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển không ngừng của Digital Marketing. Vậy Digital Marketing là gì? Hãy cùng danvanphong.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là hoạt động tiếp thị số nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm, tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng dựa trên việc sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là gì?

Chúng ta dễ dàng bắt gặp một trong những hình thức quảng cáo của Digital Marketing như: quảng cáo trên các trang mạng xã hội, các bài viết trên mạng internet hay đơn giản là các bảng quảng cáo điện tử bắt mắt mà ta lướt qua trên đường. 

Có thể thấy, Digital Marketing đang trở thành xu hướng mới và là một trong những loại hình Marketing không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ứng dụng Digital Marketing mang lại lợi ích gì?

Sự thuận tiện

Digital Marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận với thị trường tiềm năng và tạo ra doanh thu bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Đối với khách hàng, họ có thể dễ dàng nắm bắt thông tin sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. 

Tiết kiệm chi phí 

So với các công cụ Marketing truyền thống, các chiến dịch Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí với khả năng tiếp cận tốt và thời gian để triển khai ngắn hơn, nhờ việc chủ động trong xây dựng kế hoạch và dễ dàng thay đổi ngân sách bất cứ lúc nào.

Tiếp cận khách hàng nhanh và độ phủ rộng

Với tốc độ lan truyền thông tin nhanh và không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, Digital Marketing với khả năng kết hợp các kênh truyền thông khác nhau có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn với chỉ vài cú click chuột.

Đo lường và kiểm soát hiệu quả dễ dàng hơn

Nhờ các công cụ phân tích kỹ thuật số, doanh nghiệp kiểm soát và đo lường mức độ hiệu quả của các chiến dịch thông qua việc đánh giá các chỉ số về độ quan tâm và tương tác của khách hàng.

Một số công cụ Digital marketing sử dụng phổ biến hiện nay

Sau khi tìm hiểu Digital Marketing là gì, chúng ta hãy cùng xem những công cụ Digital Marketing nào đang được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến hiện nay nhé!

Search Engine Optimization (SEO)

Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là quá trình tối ưu hoá trang web, giúp cải thiện thứ hạng website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

SEO trở thành một trong những công cụ tiếp thị quan trọng giúp cho website được người dùng nhìn thấy nhiều hơn, từ đó gia tăng khả năng truy cập, tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy quá trình mua hàng.

Content Marketing

Content Marketing (tiếp thị nội dung) là quá trình doanh nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm, sáng tạo và truyền tải những nội dung có giá trị đến nhóm đối tượng mục tiêu của mình nhằm đạt được mục tiêu marketing và kinh doanh nào đó.

Công cụ Content Marketing trong Digital MarketingCông cụ Content Marketing trong Digital Marketing

Content Marketing không chỉ giúp khách hàng tìm thấy thông tin về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp thiết lập được sự chú ý và tương tác của khách hàng, từ đó tăng trưởng doanh số. 

Social Media Marketing

Doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội, diễn đàn nội dung hay nền tảng chia sẻ trực tuyến để tương tác và tạo ra kết nối với khách hàng tiềm năng nhằm gia tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy lưu lượng truy cập.

Một số nền tảng thường được doanh nghiệp sử dụng trong Social Media Marketing: Facebook, Youtube, Tiktok, Twitter, Zalo, Linkedin,…

Quảng cáo trực tuyến

Chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với những quảng cáo trực tuyến bắt gặp trên các trang mạng internet, trong đó quảng cáo Facebook và quảng cáo Google là phổ biến nhất. Mỗi một nền tảng sẽ có cách thức hoạt động và xây dựng các chiến dịch quảng cáo khác nhau. 

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (hay tiếp thị liên kết) là phương thức tiếp thị mà nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trả hoa hồng cho các đối tác (publisher) qua các kênh trực tuyến, để các đối tác đó quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng.

Affiliate Marketing gồm 3 quá trình: tham gia vào chương trình affiliate; quảng bá website, sản phẩm, dịch vụ và nhận được thu nhập (hoa hồng).

Email Marketing

Email Marketing là hình thức Digital Marketing xuất hiện khá lâu nhưng đây vẫn là công cụ hữu hiệu trong quá trình Marketing của doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng thư điện tử (email) để gửi các thông tin tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, chương trình giảm giá,… đến khách hàng. 

Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnh

Việc nắm rõ các kiến thức xoay quanh Digital Marketing là gì sẽ là bước đệm cơ bản để bạn có thể hiểu và xây dựng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả.

Có thể thấy, một chiến lược Digital Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu đặt ra. Vậy để xây dựng một chiến lược Digital Marketing, chúng ta cần thực hiện như thế nào?

Các bước xây dựng chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnhCác bước xây dựng chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnh

Bước 1: Nắm rõ chân dung khách hàng mục tiêu

Trước hết, bạn cần nắm được khách hàng đang nhắm tới là ai để đảm bảo nội dung chiến dịch thoả mãn đối tượng đó và thông điệp truyền tải đúng vào insight của khách hàng.

Khi nghiên cứu khách hàng mục tiêu, bạn cần thu thập một cách đầy đủ nhất các thông tin cơ bản: vị trí, tuổi, công việc, thu nhập,… và nghiên cứu sâu về hành vi, sở thích của họ.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu này cần phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Nếu thiết lập mục tiêu sai thì mọi nỗ lực hành động sẽ dẫn đến một kết quả không mong muốn. Bạn nên làm rõ được những vấn đề sau:

  • Kết quả bạn muốn đạt được là gì? 
  • Khi nào bạn sẽ đạt được kết quả đó?
  • Cách bạn đo lường kết quả?

Bước 3: Xác định những công cụ Digital cần sử dụng

Với từng công cụ Digital khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, do đó cần áp dụng chúng một cách phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bạn có thể tìm hiểu các kênh Digital và cách thức mà đối thủ cạnh tranh đã triển khai, từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực thi chiến lược của họ và rút ra những kinh nghiệm. 

Bước 4: Kiểm tra và lên kế hoạch chiến lược các kênh 

Bạn có thể phân loại các kênh Digital Marketing thành: Owned Media (Phương tiện truyền thông sở hữu), Earned Media (Phương tiện truyền thông kiếm được) và Paid Media (Phương tiện truyền thông trả tiền) để kiểm tra chiến lược Digital Marketing.

Kiểm tra và lên kế hoạch chiến lược các kênh Digital MarketingKiểm tra và lên kế hoạch chiến lược các kênh Digital Marketing

  • Owned Media: Bạn cần kiểm tra xem các kênh đang sở hữu tác động như thế nào tới việc hiện diện của doanh nghiệp trên internet.
  • Earned Media: Bạn cần thống kê xem có bao nhiêu thông tin trên truyền thông và internet đang chia sẻ nội dung có liên quan đến thương hiệu.
  • Paid Media: Bạn kiểm tra lại các kênh quảng cáo trả phí hiện đang tạo ra những kết quả gì? Các kênh đó có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra hay không?

Bạn cần xem xét các kênh có hiệu quả và tập trung phát triển những kênh đó.

Bước 5: Thiết lập ngân sách 

Bạn cần xác định mức ngân sách hợp lý cho toàn bộ chiến dịch Digital Marketing và các kênh Digital khác nhau phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp. 

>> Có thể bạn quan tâm: “Điểm mặt” 10 cuốn sách về Digital Marketing đáng đọc nhất

Công việc của Digital Marketer và những kỹ năng cần có

Những đầu mục công việc của Digital Marketer

Thông thường, một Digital Marketer thường phải thực hiện rất nhiều các công việc tùy thuộc vào vị trí và bộ phận. Ta có thể chia các đầu mục công việc này thành 4 nhóm công việc khác nhau:

  • Planning (Lên kế hoạch): Nghiên cứu thị trường; hoạch định chiến lược; lên kế hoạch truyền thông sản phẩm, thương hiệu; giám sát, đo lường kết quả;…
  • Content (Nội dung): Viết bài trên các trang mạng xã hội; viết bài chuẩn SEO; thiết kế ảnh; quay dựng video, hậu kì;…
  • Technique (Kỹ thuật): Chạy quảng cáo Facebook Ads/ Google Ads; tối ưu SEO; lập trình website, landing page;…
  • Booking: Booking báo chí; booking KOL/KOC; booking diễn đàn, booking quảng cáo;…

Kỹ năng cần thiết của Digital Marketer

  • Kỹ năng nghiên cứu: Digital Marketer cần phải biết cách tìm kiếm thông tin và nghiên cứu chúng để đưa ra được những đánh giá tổng quan và chi tiết về thị trường và đối thủ.
  • Kỹ năng lên kế hoạch: Trước khi tiến hành triển khai chiến dịch marketing, Digital Marketer cần xây dựng kế hoạch chi tiết giúp doanh nghiệp từng bước đạt đúng mục tiêu đã đề ra. 
  • Kỹ năng phân tích số liệu: Trong hoạt động marketing, Marketer cần lấy các con số ra để “nói chuyện”. Và để xác định các chiến lược có đi đúng hướng không, các Digital Marketer cần trải qua quá trình thu thập, phân tích và đưa ra báo cáo số liệu.
  • Nhạy bén nắm bắt thị trường: Xu hướng thị trường luôn thay đổi không ngừng, Digital Marketer cần nắm bắt một cách nhanh nhạy trước những biến động đó để xây dựng được chiến lược marketing đột phá. 
  • Kỹ năng sáng tạo: Một Digital Marketer cần phải thực hiện rất nhiều công việc sáng tạo khác như: thiết kế quảng cáo, viết bài blog, tạo video,… Mục đích là để thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 

Cơ hội nghề nghiệp ngành Digital Marketing

Cơ hội nghề nghiệp ngành Digital MarketingCơ hội nghề nghiệp ngành Digital Marketing

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Digital Marketing kéo theo nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực trong ngành ngày càng cao. Nhiều bạn trẻ tận dụng xu thế này để tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình. Một số vị trí công việc mà bạn có thể hướng đến như: 

Digital Marketing Manager: Thực hiện giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch Marketing để tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic tạo ra khách hàng mới,…

SEO Manager: Chịu trách nhiệm điều hướng nội dung và tăng lượt truy cập vào website bằng cách tăng khả năng hiển thị website đối với người dùng. Bạn cần định hướng những người sáng tạo nội dung nhắm đúng vào insight của khách hàng.

Social Media Executive: Tập trung vào lên lịch các bài đăng, tạo và giám sát các bài viết trên social media. Những người đảm nhận vị trí này sẽ triển khai các chiến lược đánh giá toàn diện trên mọi khía cạnh truyền thông có tác động đến doanh nghiệp.

Content Marketing Specialist: Vận dụng khả năng sáng tạo để lên kế hoạch và thực hiện chiến lược nội dung để tăng lượng traffic, nội dung không chỉ gói gọn ở dạng bài viết mà còn dưới dạng hình ảnh, video,… 

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản để bạn có thể hiểu Digital Marketing là gì? Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Digital Marketing, cách xây dựng chiến lược Digital Marketing sao cho hiệu quả. Chúc bạn thành công!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x