TOP 5+ Bảng đánh giá năng lực nhân viên phổ biến 2023
Mục lục
Bảng đánh giá năng lực nhân viên là công cụ nhận xét, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ hình thức trình bày cũng như bộ tiêu chí cho loại bảng đánh giá này. Hãy tham khảo bài viết về top 5+ mẫu bảng đáng giá năng lực nhân viên phổ biến trong năm 2023 để biết thêm chi tiết.
1. Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên
Để tiến hành đánh giá năng lực nhân viên, các doanh nghiệp thường sẽ dựa trên một bộ tiêu chí phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên để soạn được bộ tiêu chí riêng thì các doanh nghiệp thông thường sẽ dựa trên hai nhóm tiêu chí chung sau đây để đánh giá, đó là thái độ làm việc và năng lực chuyên môn.
Việc đánh giá năng lực nhân viên cần tuân theo các tiêu chí nhất định
1.1 Thái độ làm việc
Thái độ được xem là yếu tố đầu tiên quyết định sự khởi đầu suôn sẻ của một công việc. Để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên tốt hay không, các nhà quản lý nên xem xét các yếu tố về phẩm chất tính cách như tính chuyên cần, tính kỷ luật, tính trung thực trong suốt thời gian gắn liền với công việc.
Ngoài ra, phản hồi của khách hàng và đánh giá của đồng nghiệp cũng là một yếu tố không thể thiếu. Khách hàng là những người làm việc trực tiếp nên đánh giá của họ mang tính chất trực quan về năng lực của người nhân viên. Đồng nghiệp lại là những người phối hợp, người “kề vai sát cánh” với nhân viên nên đánh giá của họ cũng một dữ liệu khách quan trong việc đánh giá thái độ của nhân sự.
Thái độ làm việc vốn là yếu tố thiêng về cảm tính nhiều hơn. Khi đánh giá yếu tố này, các nhà quản lý cũng nên “cân đo đong đếm” sao cho đánh giá của mình khách quan minh bạch nhất, tránh trường hợp “thiên vị” hay “nhắm mắt cho qua” do những “lý do cá nhân” không nên có.
1.2 Đánh giá theo năng lực chuyên môn
Năng lực quyết định vị trí công việc. Tiêu chí năng lực chuyên môn có thể được xem là tiêu chí quan trọng nhất, có vai trò “then chốt” khi đánh giá xếp loại nhân viên. Bảng đánh giá có thể đánh giá năng lực chuyên môn thông qua các yếu tố như hiệu suất công việc, chất lượng sản phẩm dịch vụ, mục tiêu, thành tích,…
Mặt khác, năng lực nhân viên còn thể hiện qua một số kỹ năng bổ trợ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Những kỹ năng này có thể được coi là kỹ năng mềm, kỹ năng hỗ trợ trực tiếp trong quá trình làm việc của nhân viên, giúp nhân viên thăng tiến trong quá trình làm việc.
2. 5+ Mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên phổ biến hiện nay
2.1 Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo thời gian
Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo thời gian là mẫu bảng được sử dụng để nhận xét, xếp loại năng lực nhân viên theo từng khung thời gian cụ thể. Hiện nay, các khung thời gian được sử dụng nhiều nhất bao gồm: tháng, quý, năm; trong đó, bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm được sử dụng nhiều nhất.
Bảng đánh giá năng lực nhân viên hằng tháng
Bảng đánh giá năng lực nhân viên hằng quý
Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm
2.2 Bảng đáng giá năng lực nhân viên theo doanh số
Bảng đánh giá nhân viên theo doanh số là mẫu bảng phù hợp với doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế doanh số, chỉ tiêu. Loại bảng đánh giá này giúp các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được ai là người có hiệu suất làm việc tốt nhất trong doanh nghiệp phân loại và có chế độ khen thưởng phù hợp.
Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo doanh số
2.3 Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo phòng ban
Các mô hình kinh doanh hiện nay rất đa dạng và phong phú. Một số mô hình kinh doanh phổ biến là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…Tùy theo mô hình kinh doanh mà sẽ có những loại phòng ban khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung các phòng ban cơ bản có thể kể đến như: phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng kiểm toán, phòng kinh doanh, phòng marketing,… Vì vậy, để đánh giá xếp loại nhân viên trong các phòng ban, cần sử dụng mẫu bảng phù hợp với tiêu chí của từng bộ phận.
Bảng đánh giá nhân viên theo phòng ban
2.4 Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo nhóm
Tổ, đội, nhóm là những bộ phận hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp. Với quy mô từ 3-10 người, đây là những hình thức hoạt động gần xuyên suốt trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào hiện nay. Nhằm mục đích đánh giá mức độ thực hiện công viên của các thành viên, người đứng đầu tổ, đội, nhóm sẽ đánh giá thông qua mẫu bảng dưới đây:
Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo nhóm
2.5 Bảng đáng giá năng lực nhân sự mới
Nhân sự mới được xem là lực lượng “khuấy đảo” doanh nghiệp với sự xuất hiện của mình. Nhân sự này bao giờ cũng cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc khi mới “chập chững” bước vào một môi trường làm việc hoàn toàn xa lạ. Đối tượng này cũng nhận được sự chú ý theo dõi sát sao của các nhà quản lý. Việc đánh giá năng lực nhân sự mới có thể được xem là kết quả của bài “test đầu vào” đối với nhân sự này.
Bảng đánh giá năng lực nhân sự mới
2.6 Biểu mẫu tự đánh giá năng lực
Nhằm thể hiện tính trực quan trong việc đánh giá, các nhà quản lý thường để nhân viên của mình tự đánh giá năng lực bản thân. Việc làm này một phần thể hiện được tính trung thực của các nhân viên trong việc báo cáo kết quả, phần khác cũng xem như tạo điều kiện để giúp nhân viên nhìn nhận lại bản thân trong suốt giai đoạn vừa qua
3. Sau đánh giá xếp loại năng lực nhân viên, cần làm gì?
Sau khi có kết quả đánh giá xếp loại nhân viên, doanh nghiệp cần phải có một phương hướng phát triển dựa trên kết quả đánh giá này. Các đề xuất có thể kể đến cho phương hướng phát triển này là:
- Chính sách thưởng phạt
Việc ban hành chính sách thưởng phạt có lẽ là chiếc lược mà hầu hết mọi công ty đều trang bị. Đối với cá nhân có thành tích nổi bật, doanh nghiệp còn nên có chương trình kích thích tính cạnh tranh. Ngược lại, đối với cá nhân có thành tích kém hơn nên bồi dưỡng nâng cao và khuyến khích phát triển.
- Tiến hành khảo sát trải
Tiến hành khảo sát trải nghiệm nhân viên trong môi trường doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần thiết. Doanh nghiệp sẽ soạn một đơn khảo sát ý kiến. Tại đơn này, nhân viên có thể đóng góp ý kiến liên quan đến sự hài lòng, khó khăn bất cập và đề xuất giải pháp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
- Quảng bá hình ảnh
Nhằm tăng độ nhận diện trên thị trường, những chương trình quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng nên được đẩy mạnh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án như tri ân nhân viên, viết báo cáo đăng lên tờ báo điện tử, làm phóng sự,… Các thông tin thu thập được từ form khảo sát cũng có thể là tư liệu hữu ích cho doanh nghiệp trong rất nhiều trường hợp sau này.
>> Có thể bạn quan tâm: Học marketing ra làm gì? Cơ hội việc làm và mức lương ra sao?
4. Kết luận
Việc đánh giá năng lực nhân viên không chỉ giúp doanh nghiệp thống kê được hiệu suất làm việc của mình mà còn giúp nhân viên nhìn lại cả một quá trình hoạt động. Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp top 5+ mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên phổ biến năm 2023. Chúc bạn đạt được kết quả thành công rực rỡ trong sự nghiệp của mình.