Trade Marketing là gì? 5 hình thức Trading Marketing phổ biến nhất

Trade Marketing là một mảnh ghép trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, vậy Trade Marketing là gì? Các hình thức Trading Marketing phổ biến nhất hiện nay? Người làm Trade Marketing cần gì để đạt hiệu quả trong công việc? chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Trade Marketing ở bài viết dưới đây nhé!

1. Trade Marketing là gì?

1.1. Khái niệm Trade Marketing

Trade Marketing là hoạt động sử dụng sự thấu hiểu hành vi người mua hàng và khách hàng để xây dựng chiến lược ngành hàng, chiến lược thương hiệu trong hệ thống phân phối, từ đó đạt được các chỉ tiêu về doanh số, thị phần, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là gì?

Các chiến lược marketing khác thường sẽ thông qua việc sử dụng truyền thông gây ấn tượng với người tiêu dùng (Win in mind). Còn Trade Marketing là những chiến lược giúp doanh nghiệp chiến thắng điểm bán (Win in Store):

  • Hệ thống phân phối rộng khắp để tiếp cận người tiêu dùng là nhân tố quan trọng trong chiến lược Trade Marketing.
  • Trade Marketing là phải làm sao để những nhà bán lẻ, đại lý (gọi chung là hệ thống phân phối) hứng thú nhập sản phẩm của doanh nghiệp, người mua hàng thấy ngay sản phẩm của bạn tại điểm bán.

1.2. Đối tượng của Trade Marketing

Đối tượng chính của của Trade Marketing là người mua hàng và khách hàng của công ty, gồm các các đối tác kênh phân phối như siêu thị, bách hóa, đại lý và hiện nay còn có thêm kênh thương mại điện tử.

Các đối tượng của Trade Marketing là gì?
Các đối tượng của Trade Marketing là gì?

Trade Marketing bao gồm sự phối hợp mật thiết giữa Customer Marketing và shopper Marketing. Trong đó:

  • Điểm bán POP (Point Of Purchase) là nơi tập trung các hoạt động marketing đưa đến quyết định mua hàng cuối cùng.
  • Customer Marketing là tương tác của công ty với khách hàng bằng các hoạt động thúc đẩy mua hàng, thi đua bán hàng, khuyến mãi, giảm giá.
  •  Shopper Marketing bao gồm các hoạt động của khách hàng để thúc đẩy người mua hàng như trưng bày, hoạt náo.

1.3. Vai trò của Trade Marketing

Thông qua khái niệm và đối tượng của Trade Marketing thì chúng ta đã hình dung được một phần vai trò của Trade Marketing là gì, vậy vai trò của Trade Marketing quan trọng như thế nào, ngành hàng nào nên sử dụng Trade Marketing?

Vai trò của Trade Marketing là sử dụng mối quan hệ với hệ thống phân phối gồm các nhà bán lẻ, đại lý,… để tạo ra và thực thi các chiến lược và hoạt động nhằm thúc đẩy doanh số, lợi nhuận.

>> Có thể bạn quan tâm: Nên học nghề gì cho nữ không bằng cấp?

Cụ thể hơn là Trade Marketing thông qua các chiến lược của mình làm tăng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp sử dụng Trade Marketing để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ tại điểm bán.

  • Trade Marketing là điểm chạm cuối cùng thúc đẩy khách hàng nhanh chóng mua hàng trong hành trình trải nghiệm của khách hàng.
  • Trade Marketing là hoạt động cần thiết đối với các nhà sản xuất, ngành hàng tiêu dùng, tiêu dùng nhanh trong quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở khắp nơi.
  • Trade Marketing luôn phối hợp với các chiến lược Marketing khác để đảm bảo truyền tải đúng thông điệp doanh nghiệp đến người mua cuối cùng trong hệ thống phân phối.

1.4. Trade promotion

Bạn đã biết vai trò của Trade Marketing là gì rồi, vậy bạn có biết một phần không thể thiếu của Trade Marketing không, đó là Trade Promotion, cùng đọc tiếp để biết Trade Promotion là gì nhé.

Trade Promotion hay được gọi là xúc tiến thương mại là cách các doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm của mình tại điểm bán, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm được bán ra tại điểm bán.

Trade Promotion giúp tăng doanh số cho các điểm bán có doanh số kém. Hoặc khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, nó tăng cường nhận biết thương hiệu và sự tiếp cận trực tiếp sản phẩm của người mua tại điểm bán.

Trade Promotion kích thích người mua hàng chi tiêu nhiều hơn
Trade Promotion kích thích người mua hàng chi tiêu nhiều hơn

Bốn cách tiếp cận được người mua hưởng ứng nhất của Trade Promotion:

  • Chiến lược giảm giá: Thường được hưởng ứng nhiều nhất vì tác động trực tiếp đến năng lực chi tiêu của khách hàng. Giảm giá trong một thời điểm nhất định, phiếu giảm giá, mua 1 tặng 1, 2, 3,…
  • Trưng bày sản phẩm: Trưng bày sản phẩm thông minh, bắt mắt sẽ thu hút ánh nhìn của người mua. Các điểm trưng bày ngay tầm mắt hay khu vực dể tiếp cận, cùng biểu ngữ, bảng hiệu thường sẽ gây sự chú ý cho khách hàng.
  • Tổ chức sự kiện: Thường được sử dụng tại các điểm bán lớn như siêu thị, trung tâm thương mại. Bằng cách cho dùng thử sản phẩm, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làm tăng trải nghiệm của người mua trước khi ra quyết định.
  • Thi đua giữa các nhà bán lẻ: Có hai quy mô là thi đua nội bộ và thi đua giữa các chi nhánh. Cách này giúp kích thích việc bán hàng, tăng cường mối quan hệ đối tác.

2. Phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing

Brand Marketing và Trade Marketing đều là những chiến lược quan trọng trong việc xây dựng định vị thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Vậy sự khác nhau giữa Brand Marketing và Trade Marketing là gì?

Trade Marketing Brand Marketing
Đối tượng Người tiêu dùng Người mua hàng và khách hàng của doanh nghiệp (hệ thống phân phối)
Hạng mục
  • Xây dựng thương hiệu
  •  Định vị thương hiệu
  • Truyền thông thương hiệu. 
Các hoạt động thực chiến tác động trực tiếp đến hệ thống phân phối và người mua hàng tại điểm bán để mang lại doanh số, lợi nhuận:

  • Xây dựng, quản lý hệ thống phân phối như các nhà bán lẻ, đại lý,…
  • Xây dựng các chương trình kích sức mua tại điểm bản.
Hoạt động Quảng cáo TVC, tổ chức các sự kiện, làm PR, Digital marketing,… Chương trình khuyến mãi, giảm giá, trưng bày sản phẩm tại cửa hàng, các hoạt động thu hút người mua tại điểm bán,…
Mục tiêu Nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu Thúc đẩy người mua ra quyết định mua hàng tại điểm bán
Tầm nhìn
  • Thường có tầm nhìn dài hạn. 
  • Tập trung vào việc xây dựng, phát triển, tăng cường giá trị thương hiệu theo thời gian.
  • Thường có tầm nhìn ngắn hạn.
  • Tập trung vào việc tăng cường quan hệ kinh doanh trong hệ thống bán hàng và tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn.

 3. Các hình thức Trading Marketing phổ biến nhất

Dựa vào tính chất và đặc điểm của mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu mà áp dụng các hình thức Trade Marketing khác nhau. Tất cả các hoạt động đều hướng về người mua hàng tại điểm bán và khách hàng của doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là đạt được doanh thu, lợi nhuận như kỳ vọng.

Dưới đây là 5 hình thức Trade Marketing phổ biến nhất, được nhiều doanh nghiệp, thương hiệu áp dụng:

3.1. Triển lãm thương mại

Đây là hình thức phổ biến được các doanh nghiệp ưa chuộng. Tại đây bạn có có cơ hội tiếp cận và giới thiệu sản phẩm cho các nhà phân phối.

Ví dụ các triển lãm thương mại năm 2023 như: Triển lãm nội thất HAWA EXPO, triển lãm xây dựng VIETBUILD, triển lãm công nghệ và sản xuất chế biến rau, hoa quả HORTEX,…

Hoạt động triển lãm thương mại diễn ra hàng năm
Hoạt động triển lãm thương mại diễn ra hàng năm

3.2. Chiết khấu thương mại

Các nhà sản xuất, doanh nghiệp sử dụng hình thức này cho hệ thống phân phối của họ. Hình thức này kích thích hệ thống phân phối bằng chính sách càng nhập nhiều hàng thì chiết khấu càng cao.

3.3. Xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại là các hoạt động khuyến mãi tại điểm bán như siêu thị, trung tâm thương mại. Điều này giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp và cả hệ thống phân phối.

3.4. Xây dựng và phát triển quan hệ đối tác

Trong Trade Marketing việc xây dựng, duy trì và phát triển đối tác hay rõ hơn hệ thống phân phối là vô cùng quan trọng để duy trì mục tiêu doanh thu.

Hãy luôn đảm bảo giữ mối quan hệ với hệ thống phân phối của mình bằng các tương tác qua email, truyền thông, các chính sách bán hàng, thi đua,…

Xây dựng và phát triển quan hệ với đối tác
Xây dựng và phát triển quan hệ với đối tác

3.5. Trade Marketing online

Ở thời đại công nghệ, ngoài điểm bán truyền thống chúng ta còn điểm bán “online” đầy tiềm năng. Vì vậy Trade Marketing cũng cần triển khai ở nền tảng này.

Trên nền tảng online, bạn có thể tiếp cận với các khách hàng, nhà phân phối, người mua hàng ở khắp nơi trên thế giới. Cơ hội mở rộng kinh doanh vô cùng lớn.

4. Người làm Trade Marketing cần gì?

4.1. Tư duy về khu vực mua hàng

Khu vực mua hàng hay điểm bán là nơi đưa ra quyết định của người mua. Nếu chỉ coi khu vực mua hàng là nơi để sản phẩm đơn thuần thì chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội cuối cùng tác động đến hành vi của người mua.

Chọn khu vực phù hợp với phân khúc của sản phẩm, đưa ra mức giá phù hợp với vị trí của khu vực đó là điều cần lưu ý khi chọn khu vực mua hàng.

Khu vực mua hàng là nơi ra quyết định cuối cùng của người mua hàng
Khu vực mua hàng là nơi ra quyết định cuối cùng của người mua hàng

4.2. Nắm bắt vị trí điểm bán nổi bật

Những sản phẩm được trưng bày bắt mắt, đặc biệt ở vị trí nổi bật, thuận tầm nhìn, thuận tay lấy luôn gây ấn tượng cho người mua hàng tại điểm bán. Vì vậy việc nắm bắt điểm bán nổi bật là vô cùng quan trọng để giành lấy chiến thắng trước đối thủ tại điểm bán.

4.3. Am hiểu thói quen tiêu dùng

Để am hiểu thói quen tiêu dùng chúng ta cần sự quan sát, nghiên cứu về hành vi mua hàng của người mua. Những thói quen này sẽ không cố định mà thường xuyên thay đổi theo thời gian, xu hướng đám đông. Người làm Trade Marketing cần theo sát để đưa ra sự điều chỉnh phù hợp cho các chiến dịch của mình.

5. Kết luận

Trên đây là các thông tin làm rõ Trade Marketing là gì, đóng vai trò như thế nào, các hình thức phổ biến của nó và những lưu ý cho người làm Trade Marketing.

Còn bây giờ là thời gian để bạn thực hiện các chiến dịch Trade Marketing thu phục người mua tại điểm bán và bắt tay vào xây dựng hệ thống phân phối để mang lại hiệu quả doanh số cho doanh nghiệp.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x