[Tổng Hợp] 8 bước tạo nên một quy trình tuyển dụng hiệu quả nhất

Quy trình tuyển dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của phòng nhân sự, giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm được những ứng viên tiềm năng và ưu tú nhất. Vậy quy trình tuyển dụng là gì? Các bước tạo nên quy trình tuyển dụng ra sao?

Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?

Quy trình tuyển dụng là một chuỗi của quá trình tìm kiếm thu hút và sàng lọc các nguồn nhân lực tiềm năng nhầm để đáp ứng các vị trí còn trống trong doanh nghiệp.

Quá trình tuyển dụng nhân sự là khâu rất quan trọng đi tìm người tài, người phù hợp với công việc còn đang trống. 

Mọi doanh nghiệp sẽ có những quy trình tuyển dụng nhân sự khác nhau để phù hợp với từng cơ chế hoạt động của doanh nghiệp đó.

Quy trình tuyển dụng là gì?

Vai trò của quy trình tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức thu hút được những ứng viên tiềm năng một cách tiết kiệm thời gian nhất. Từ đó, tạo nên một môi trường làm việc đầy vững mạnh.

Bên cạnh đó, khi một quy trình chuẩn được lập ra sẽ mang lại rất nhiều lợi ích chẳng hạn như:

Tiết kiệm thời gian

Để tiết kiệm thời gian nhà tuyển dụng cần phải có một quy trình tuyển dụng chuẩn về việc tìm kiếm và lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất.

Đồng thời, khi một quy trình tuyển dụng được tạo nên kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian, qua đó thể hiện được sự uy tín thương hiệu của doanh nghiệp hoặc tổ chức công ty khi tuyển dụng ứng viên.

  Tăng hiệu suất công việc 

Khi đã xây dựng lên một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp thì việc tìm kiếm một ứng viên tiềm năng, chuyên môn phù hợp với vị trí cần tuyển sẽ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa nhà tuyển dụng và quy trình tuyển dụng là một sự cần thiết. Nhà tuyển dụng phải thật sự khéo léo khi đặt ra những câu hỏi phỏng vấn phải làm sao để khai thác được những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên. 

Từ kết quả đó, cũng phần nào xác định được hiệu quả và năng suất công việc của ứng viên trong tương lai.

Vai trò của tuyển dụng

8 bước tạo nên một quy trình tuyển dụng hiệu quả

Để tạo nên một quy trình tuyển dụng hiệu quả, nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra, việc đầu tiên nhà tuyển dụng cần phải lập ra các bước thật rõ ràng như sau: 

Quy trình tuyển dụng cần những bước gì?

1. Xây dựng nhu cầu tuyển dụng 

Bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần phải xây dựng nhu cầu tuyển dụng, nhằm xác định tìm kiếm một vị trí đã trống hoặc mới hoàn toàn để bổ sung.

Sau đó, nhà tuyển dụng cần phải phân tích đặc điểm công việc gồm: kiến thức, kỹ năng cũng như các kinh nghiệm cần thiết để đảm nhận vị trí này.

Các bước để xác định nhu cầu tuyển dụng:

  • Phân tích đặc điểm vị trí công việc cần tuyển dụng.
  • Kiểm tra khối lượng công việc tại vị trí cần tuyển dụng.
  • Xác định chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên có hiệu quả hay không.
  • Lập kế hoạch những kỹ năng, kiến thức còn thiếu trong đội ngũ để bổ sung nhân lực.
  • Cuối cùng xác định nhu cầu và lập kế hoạch tuyển dụng.

2. Lập bảng mô tả công việc 

Một khi đã xây dựng được nhu cầu tuyển dụng bước tiếp theo cần phải lập bảng mô tả công việc. Bảng mô tả công việc được tạo nên sẽ giúp các ứng viên biết được có phù hợp với công việc hay không, sau đó sẽ có những đơn xin việc phù hợp từ các ứng viên.

Bảng mô tả công việc gồm các bước:

  • Tên công việc, chức vụ, phòng ban
  • Yêu cầu kiến thức, kỹ năng
  • Nơi làm việc, thời gian làm việc
  • Mô tả những câu việc cần thực hiện
  • Những lợi ích, mức lương mà ứng viên sẽ nhận được

 3. Tìm kiếm ứng viên tiềm năng 

Khi đã sàng lọc qua các bước trên thì việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng sẽ dễ dàng hơn. Trước tiên, các doanh nghiệp hoặc tổ chức cần đăng tin tuyển dụng trên các trang mạng xã hội, báo chí, truyền thông, ứng dụng tìm kiếm việc làm nhằm tạo sự thu hút từ các ứng viên. Từ đó, sẽ có nhiều hồ sơ ứng tuyển và việc chọn lọc tìm kiếm ứng viên tiềm năng sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Kiến tập là gì? Tại sao sinh viên nên tham gia kiến tập sớm?

4. Sàng lọc hồ sơ ứng viên

Khi đã nhận được hồ sơ từ các ứng viên việc tiếp theo nhà tuyển dụng cần phải sàng lọc và chọn ra những hồ sơ phù hợp với vị trí cần tuyển nhất. Sàng lọc hồ sơ, là một trong những bước quan trọng và cần những yêu cầu như sau:

  • Chọn lọc hồ sơ đáp ứng yêu cầu tối thiểu.
  • Phân loại nhóm hồ sơ ưu tiên bằng việc xem xét chứng chỉ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, kỹ năng khác của ứng viên xem có đáp ứng yêu cầu công việc không.
  • Sắp xếp hồ sơ ứng viên ưu tiên như: kinh nghiệm công việc, kiến thức chuyên môn, kỹ năng cụ thể khác cần thiết.
  • Ưu tiên chọn các ứng viên có trình độ 

 5. Tổ chức phỏng vấn

Sau khi bộ phận phòng nhân sự đã sàng lọc hồ sơ ứng viên ưu tú nhất, thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu giai đoạn phỏng vấn. Một số hình thức phỏng vấn tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng như sau:

  • Phỏng vấn trực tiếp:

Nhà tuyển dụng sẽ hẹn ứng viên phỏng vấn vào lịch cụ thể, để tạo ấn tượng tốt cũng như thái độ nghiêm túc trong làm việc, ứng viên cần đến điểm hẹn đúng giờ.

Phỏng vấn trực tiếp là sự trao đổi kết hợp từ hai phía, vì vậy nhà tuyển dụng cần phải có thái độ lịch sự và tôn trọng ứng viên.

  • Phỏng vấn gián tiếp qua video:

Để tạo nên sự thuận lợi phỏng vấn qua video là một cách nhanh chóng nhầm sàng lọc được những ứng viên tiềm năng. Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn hãy đặc ra những câu hỏi xoay quanh về kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm trong mô tả công việc.

    6.  Đánh giá

Từ kết quả buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định xem ứng viên có phù hợp với tiêu chí cần tuyển dụng hay không. Cuối cùng, đánh giá lại khả năng nhân việc của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ gửi lời mời nhận việc đến ứng viên và thông báo thời gian nhận việc.

  7. Mời nhận việc 

Một khi đã hoàn thành các bước trên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ ứng viên để nhận công việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những văn bản như hợp đồng lao động. 

 8. Giới thiệu nhân viên mới

Một khi ứng viên đã chấp nhận lời mời làm việc thì họ đã chính thức trở thành nhân viên của công ty. Lúc này, nhà tuyển dụng có nhiệm vụ bàn giao công việc và giới thiệu nhân viên mới với đồng nghiệp, nhằm tạo nên sự gắn kết hòa đồng trong môi trường làm việc.

Lời kết 

Tóm lại, mong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình tuyển dụng và các bước thực hiện quy trình tuyển dụng hiệu quả nhất.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x