Overthinking là gì? Bật mí 3 cách giúp bạn vượt qua overthinking

Ngày nay, từ overthinking xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội cũng như đời sống thường ngày. Thế nhưng, bạn đã thật sự rõ overthinking là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về overthinking trong bài viết dưới đây nhé!

Overthinking là gì? Đây có phải là bệnh không? 

Overthinking (suy nghĩ quá mức cần thiết) là tình trạng não bộ rơi vào vòng xoáy suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nào đó. Việc liên tục nghĩ ngợi, phân tích và đánh giá tiêu cực khiến bạn ngày càng mệt mỏi và bế tắc.

Giải đáp câu hỏi overthinking là gì? 

Đến đây, chắc bạn đã hiểu overthinking là gì, nhưng có thể bạn chưa biết: các nhà khoa học thường chia những người overthinking thành 2 nhóm chính. Đó là hồi tưởng quá khứ và lo lắng tương lai.  

Trong khi nhóm hồi tưởng quá khứ thường dằn vặt vì những kết quả đã xảy ra, thì ngược lại, nhóm lo lắng tương lai lại thường bị căng thẳng quá mức về các kết quả có thể xảy ra trong tương lai, tìm phương án giải quyết cho mọi khả năng sắp đến. 

Overthinking không được xem là một loại bệnh. Tuy nhiên, suy nghĩ quá mức cần thiết lại liên quan mật thiết với các bệnh về tâm lý: hội chứng rối loạn lo âu… Do đó, bạn nhất định không được xem thường nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Gap year là gì? Có nên gap year hay không?

Các biểu hiệu thường gặp khi overthinking?

Overthinking có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào và ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Vậy bạn có biết biểu hiện của overthinking là gì không? Nhìn chung, các dấu hiệu suy nghĩ quá mức cần thiết không phải lúc nào cũng được nhận ra và quan tâm đúng mức, vì vậy thường dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý nếu có các biểu hiệu sau đây: 

  • Liên tục suy nghĩ về vấn đề đang mắc phải, mãi không tìm ra cách để “thoát khỏi” nó
  • Càng suy nghĩ, càng bế tắc và càng có nhiều cảm xúc tiêu cực, thất vọng về bản thân
  • Không thể ngừng suy nghĩ ngay cả khi đã tìm ra được phương án thích hợp cho vấn đề
  • Hiếm khi nghĩ đến kết quả tốt đẹp cho vấn đề, chỉ chăm chăm vào các tình huống tệ hại có thể xảy ra (dù khả năng rất thấp)
  • Không bao giờ có thể thật sự thư giãn vì cảm giác bồn chồn và lo lắng thường nhấn chìm bạn 
  • Dằn vặt bản thân và cố gắng tìm cách sửa chữa những điều đã qua, không thể thay đổi 
  • Luôn trong trạng thái kiệt quệ về tinh thần, mệt mỏi, căng thẳng quá mức cần thiết

Khi bạn hiểu rõ các biểu hiện của tình trạng này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra cách xử lý phù hợp: nên tự điều chỉnh suy nghĩ của bản thân hay nhờ sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ.

Overthinking ảnh hưởng đến bạn thế nào?

Chúng ta thường vô tình bỏ qua hoặc lờ đi những dấu hiệu của overthinking vì cảm thấy bản thân hoàn toàn có thể chịu được. Tuy nhiên, về lâu dài, overthinking sẽ tác động tiêu cực đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của bạn.Vậy những ảnh hưởng của overthinking là gì?

Overthinking ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống

Tác động đến tâm lý và sức khỏe

Xét về khía cạnh tâm lý, overthinking thường làm bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, không quản lý được cảm xúc. Do đó, bạn dễ cáu gắt, khó chịu với những người xung quanh và có nguy cơ làm giảm mối quan hệ xã hội của bạn. Bạn lại dành nhiều thời gian hơn với những suy nghĩ này và bị chúng nhấn chìm.

Quan trọng hơn, overthinking kéo dài dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý: trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh cưỡng chế… Tồi tệ nhất là khi bạn phải sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý này. Bởi vì, các loại thuốc điều trị hiện nay có khá nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. 

Ngoài ra, khi suy nghĩ quá mức cần thiết, não bộ liên tục hoạt động để xử lý những thông tin đưa vào. Đến giới hạn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách xuất hiện các triệu chứng đau đầu, mất ngủ… Đây là lý do khiến bạn càng nghĩ càng bế tắc và mệt hơn. 

Tác động đến kết quả học tập và công việc

Không thể ngưng suy nghĩ về vấn đề nào đó khiến bạn mất tập trung cho công việc tiếp theo. Bạn vẫn học vẫn làm nhưng hiệu suất thấp. Bản thân tốn nhiều thời gian nhưng kết quả thu được lại không như mong đợi. Đây chính là lúc bạn cảm nhận rõ ràng nhất tác động của overthinking lên chính bạn. 

Bạn biết rõ overthinking là gì, biết mình đang trong vòng xoáy overthinking nhưng không thể nào tự thoát ra. Càng lâu, bạn càng nghi ngờ chính mình, dẫn đến khả năng nhìn nhận, tư duy, phân tích và phản xạ giải quyết vấn đề của bạn cũng giảm đi. Kết quả là, công việc của bạn ngày càng xuống dốc. 

3 cách đơn giản giúp bạn “chống lại” overthinking

Bạn đã rõ overthinking là gì, và cũng biết điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn cả về thể chất và tinh thần thế nào. Vậy thì, làm thế nào để ngăn cản bản thân suy nghĩ trầm trọng và tiêu cực về mọi thứ?

Dưới đây là 3 gợi ý đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả mà bạn nhất định không nên bỏ qua!

Chấp nhận đối mặt  

Chấp nhận đối mặt nghe có vẻ vô lý nhưng thật ra lại vô cùng thuyết phục đấy nhé! Việc đầu tiên và quan trọng nhất giúp bạn ngưng ở trong tình trạng này chính là bạn phải hiểu overthinking là gì và chấp nhận bản thân đang trong trạng thái suy nghĩ quá mức cần thiết.

Để chống lại Overthinking, điều quan trọng là bạn cần học cách đối mặt

Bạn cần nhìn nhận ra được vấn đề bạn đang suy nghĩ là có thật sự cần thiết không (đặc biệt với những chuyện đã xảy ra)? Bạn có thể thay đổi nó để đạt được kết quả tốt hơn không? Những kết quả tiêu cực bạn tự nghĩ ra có khả năng cao trở thành hiện thực hay không?…

Chấp nhận đối mặt với những suy nghĩ này ban đầu có thể sẽ khá khó khăn. Thế nhưng, khi đã học được cách chỉ ra đâu là suy nghĩ quá mức, bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và loại bỏ chúng. Dần dần, overthinking sẽ không còn là mối bận tâm của bạn, vì bạn đã hoàn toàn kiểm soát được nó.

Viết nhật ký

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng viết nhật ký là một phương pháp hiệu quả giúp bạn giải phóng cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Khi viết, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để trò chuyện với chính nội tâm của mình, hiểu rõ bản thân mình hơn. Từ đó, vượt qua những suy nghĩ quá mức mà bạn đang mắc phải.

Viết nhật ký còn đặc biệt quan trọng khi bạn đối mặt với những vấn đề mà bản thân không thể hoặc không tìm được cách để chia sẻ với người khác. Do đó, hãy biến con chữ trở thành người bạn đồng hành trên hành trình phát triển của bạn. Tuyệt đối đừng để đã biết overthinking là gì nhưng vẫn mắc kẹt trong đó nhé!

Viết nhật ký để loại bỏ overthinking 

Thiết lập một thói quen mới không phải là điều quá dễ dàng. Vì vậy, thay vì ép bản thân phải viết 3 trang nhật ký mỗi ngày, hãy bắt đầu dành 15 phút để viết ra những cảm xúc và suy nghĩ của bạn. 

Ngồi thiền 

Ngồi thiền là một cách hiệu quả giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ đang lẩn quẩn trong đầu bạn. Nếu bạn gặp phải tình trạng khó ngủ do overthinking, hãy dành 10 phút trước khi lên giường để tập thiền. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bạn nên kết hợp với các bài nhạc thiền để phương pháp này đạt được hiệu quả cao nhất.

Ngồi thiền hiểu một cách đơn giản là bạn chỉ ngồi yên và tập trung vào quan sát và cảm nhận hơi thở của bản thân (hít vào thở ra). Khi có bất kỳ suy nghĩ nào lóe lên làm ảnh hưởng đến quá trình thiền của bạn, hãy bỏ qua chúng. Chỉ dành 10 phút này cho chính cảm nhận của bạn.

Ngồi thiền – Giải pháp hiệu quả cho vấn đề overthinking

Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn các suy nghĩ khiến bạn lo lắng, căng thẳng. Bạn tìm về những điều khiến bản thân cảm thấy bình yên nhất. Tại thời điểm này, mọi thứ liên quan đến overthinking hoàn toàn không còn khiến bạn bận tâm nữa. 

Kết luận

Nhìn chung, chỉ cần bạn hiểu rõ overthinking và sẵn sàng thay đổi bản thân, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nó. Vậy nên đừng để overthinking ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bạn nữa! 

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn giải đáp câu hỏi overthinking là gì? Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến biểu hiện, tác động và cách vượt qua overthinking. Mong rằng bạn đã tìm được đáp án mong muốn từ những chia sẻ này nhé! 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x