[Giải đáp] Junior là gì? Làm thế nào để bứt phá từ vị trí Junior?

  Trên các trang tuyển dụng, các thuật ngữ như Intern, Fresher, Junior, Senior… thường được nhắc đến. Bạn từng đọc qua các bài đăng tuyển dụng về vị trí Junior trong công ty và thắc mắc không biết Junior là gì? Làm thế nào để bứt phá từ vị trí Junior? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

1.  Junior là gì?

Junior là một thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, thường là người trẻ, mới chập chững vào nghề. Trong công ty, Junior dùng để nói về những người có cấp bậc và thâm niên thấp, thực hiện những công việc đơn giản dưới sự phân công và hướng dẫn của người có kinh nghiệm (các Senior). 

Junior là gì? Câu hỏi được nhiều người quan tâm

2.  Nhiệm vụ của Junior trong công ty

Ứng với từng vị trí, mỗi cấp bậc trong công ty đều có một nhiệm vụ riêng. Vậy nhiệm vụ của Junior là gì?

2.1 Phụ trách các công việc đơn giản, không yêu cầu nhiều kỹ năng

Junior thường là những người mới ra trường, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, nhiệm vụ được giao cho họ vì thế tương đối dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ năng. Bạn không cần quá lo lắng khi bắt đầu công việc mới ở vị trí Junior. Các Senior sẽ là những người chỉ dạy cho bạn. Việc bạn cần làm chỉ đơn giản là nắm các kiến thức cơ bản và thực hiện theo sự chỉ dẫn của Senior. 

2.2 Hỗ trợ các công việc của phòng dưới sự hướng dẫn của Senior

Ở vị trí Junior, bạn sẽ được hướng dẫn và quản lý bởi một Senior. Senior thường giao cho bạn một hỗ trợ một phần công việc của họ. Tuy nhiên, những lúc khối lượng công việc trong phòng quá tải, bạn cũng có thể được yêu cầu hỗ trợ thêm cho các thành viên khác. 

Ngoài công việc do người phụ trách trực tiếp chỉ định, bạn có thể được giao một số việc khác như nhập liệu, photo, scan giấy tờ… để hỗ trợ cho các thành viên trong phòng.

>> Có thể bạn quan tâm: Truyền thông là gì? Điều kỳ diệu của truyền thông trong cuộc sống

2.3 Tự tìm tòi, mở rộng thêm các kiến thức về chuyên môn

Cho dù ở vị trí nào, để phát triển, bạn cũng cần tự tìm tòi và trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Những lúc rảnh rỗi, Junior có thể đọc và tìm hiểu thêm các tài liệu trên mạng, qua sách báo để mở rộng kiến thức chuyên ngành. 

Ngoài ra, va chạm thực tế với công việc cũng giúp bạn rút ra được những bài học thực tiễn. Không có cách nào có thể tiếp thu và mở mang kiến thức nhanh bằng việc thực hành thực tế.

Nhiệm vụ của Junior thường đơn giản, không yêu cầu nhiều kỹ năng

2.4 Tham gia các buổi đào tạo, nâng cao kỹ năng

Là một Junior, bạn sẽ thường xuyên được tham dự các buổi đào tạo do công ty tổ chức. Từ những buổi phổ biến về các quy định chung, nguyên tắc làm việc của công ty cho đến các buổi huấn luyện kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm…) và các buổi đào tạo liên quan đến chuyên ngành. Sau các buổi tập huấn, thường sẽ có một bài kiểm tra để đánh giá mức độ tiếp thu của bạn. Bạn cần hoàn thành tốt bài đánh giá đó để chứng minh năng lực cũng như những kiến thức đã được truyền đạt.

3. Mức lương ở vị trí Junior như thế nào?

Tùy theo yêu cầu và tính chất của từng lĩnh vực, ngành nghề, mức lương của vị trí Junior sẽ khác nhau. Mức lương này nhìn chung không quá cao, thường dao động trong khoảng 5.000.000 – 8.000.000 VND/ tháng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu. Bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương và vị trí cao hơn nếu làm việc chăm chỉ từ vị trí Junior.

4. Làm thế nào để bứt phá từ vị trí Junior?

4.1 Lắng nghe và học hỏi

Để có những bước tiến từ vị trí Junior, trước tiên bạn phải biết khiêm tốn, lắng nghe sự hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Tốt nhất bạn nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại tất cả các chỉ dẫn của Senior. 

Điều này giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và hệ thống các kiến thức, cũng như thể hiện sự mong muốn học hỏi. Đôi khi sẽ có những bất đồng quan điểm giữa bạn và Senior. Những lúc này bạn cần giữ bình tĩnh, không nên cố gắng cải lại hay chứng tỏ mình giỏi hơn Senior. Khiêm tốn và lắng nghe kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp bạn được đánh giá cao và nhận được sự chỉ dẫn một cách nhiệt tình từ họ.

4.2 Không ngại công việc

Để đạt được thành công, bạn cần xông xáo trong tất cả các công việc được giao, kể cả những việc nhỏ nhất. Người ta thường nói làm nhiều biết nhiều và không có kiến thức nào là thừa thãi cả. Đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra tất cả những kiến thức và kinh nghiệm bạn có được đều giúp ích cho bạn. 

Mặt khác, khi sở hữu khả năng làm được nhiều công việc khác nhau, bạn sẽ được đánh giá cao là có tính đa nhiệm. Bạn dễ dàng được giữ lại làm việc hoặc hỗ trợ thêm phụ cấp vì công ty cần những người có thể đảm nhận được nhiều vị trí. 

Kỹ năng mềm là bí quyết thành công ở vị trí Junior

4.3 Cẩn thận và nghiêm túc

Bất cứ ngành nghề nào cũng cần bạn có một sự cẩn thận và nghiêm túc trong lúc làm việc. Cẩn thận giúp bạn đạt được sự tin tưởng đối với cấp trên, đồng thời không mất nhiều thời gian cho việc sửa chữa những nhầm lẫn, thiếu sót. Nghiêm túc giúp bạn tập trung và đạt được hiệu quả cao trong việc.

4.4 Cởi mở và thân thiện

Không ai thích làm việc với một người im lặng và khó gần. Cởi mở và thân thiện với mọi người giúp bạn mở rộng mối quan hệ và nhận được nhiều sự trợ giúp khi cần thiết. 

Để trở nên cởi mở hơn, bạn hãy thường xuyên quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Bạn có thể bắt chuyện, hỏi thăm mọi người về cuộc sống hàng ngày như tình hình công việc, gia đình và những sở thích cá nhân của họ. Chắc chắn đồng nghiệp của bạn sẽ rất vui khi có người quan tâm đấy. 

Ngoài ra, khi đồng nghiệp của bạn gặp khó khăn, bạn hãy chủ động giúp đỡ họ. Quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp cũng là một điểm cộng của bạn trong mắt mọi người.

4.5 Trau dồi kiến thức, không ngại đặt câu hỏi

Một yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến nhanh trong công việc đó là thường xuyên trau dồi kiến thức, phát triển năng lực bản thân. Với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ như hiện nay, chỉ có tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới giúp bạn bắt kịp được xu thế. 

Thường xuyên đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để mở rộng hiểu biết. Bạn đừng sợ sẽ bị đánh giá vì trong giai đoạn Junior bạn được phép tìm tòi và học hỏi. Đặt câu hỏi cũng giúp bạn tháo gỡ các vướng mắc, đồng thời hiểu được nguồn ngọn của vấn đề. Từ đó bạn sẽ tự tin hơn trong việc giao tiếp cũng như thể hiện kiến thức của bản thân.

5. Cơ hội thăng tiến của vị trí Junior

Từ vị trí Junior, nếu biết tận dụng và nắm bắt cơ hội, bạn có thể được cân nhắc để trở thành một Senior, Team leader (trưởng nhóm) hoặc thậm chí là một Manager (trưởng phòng). Nâng cấp vị trí cũng đồng nghĩa những dự án được giao cho bạn sẽ ngày càng quan trọng và có quy mô lớn hơn. 

Mức lương của bạn vì thế cũng sẽ cao hơn. Cơ hội thăng tiến vượt bậc như thế nào tùy thuộc hoàn toàn vào những cố gắng của bạn khi đang ở vị trí Junior ngày hôm nay. 

Junior là khởi đầu cho những cơ hội thăng tiến trong công việc

Kết luận

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Junior là gì và làm thế nào để đạt được thành công từ vị trí Junior. Junior mới chỉ là bước đầu tiên của cuộc hành trình chinh phục ước mơ, hãy cố gắng học hỏi, mở rộng kiến thức và hết mình trong công việc để đạt được kết quả như mong đợi bạn nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x