Đâu là cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn gây được ấn tượng tốt?

Giới thiệu về bản thân là cơ hội để bạn có thể giới thiệu ngắn gọn về bản thân mà vẫn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Vậy, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm ra cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đạt được hiệu quả cao nhất nhé!

Tại sao cần phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Câu hỏi được nhiều ứng viên thắc mắc là “Tại sao cần phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?” trong khi các thông tin cơ bản đã có trên CV. Lý do chính là nhà tuyển dụng muốn thông qua cách mà bạn giới thiệu bản thân để nắm bắt nhanh các thông tin cá nhân và hơn nữa là biết được những điểm nổi bật của ứng viên.

Cần có thái độ niềm nở khi giới thiệu về bản thân

Cần có thái độ niềm nở khi giới thiệu về bản thân 

Không chỉ vậy, thông qua cách bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ quan sát và đánh giá về cách trả lời, ứng xử, thái độ tự tin hay rụt rè của bạn và một số yếu tố khác. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn tổng quan về ứng viên và xem xét để khai thác các câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về ứng viên.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Giới thiệu về bản thân có thể là một thử thách nhỏ nhưng cũng chính là cơ hội để bạn thể hiện thật tốt các khía cạnh của bản thân và cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin, thái độ chuyên nghiệp của bạn. Từ đó bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và sẽ giúp cơ hội nhận được công việc của bạn cao hơn. Sau đây là các nội dung bạn cần đề cập đến trong khi giới thiệu về bản thân:

Chào hỏi nhà tuyển dụng

Điều đầu tiên bạn cần làm khi giới thiệu về bản thân là gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã cho bạn cơ hội để tham gia buổi phỏng vấn. Đây cũng là cách mở đầu để bạn thể hiện sự tôn trọng và sự chuyên nghiệp, lịch sự đối với người phỏng vấn. Điều này giúp bạn để lại một dấu ấn tốt và có được thiện cảm từ nhà tuyển dụng.

Giới thiệu tên tuổi

Thông tin không thể thiếu trong phần giới thiệu về bản thân chính là tên tuổi của bạn. Bạn nên giới thiệu một cách rõ ràng và mạch lạc về tên và tuổi của mình để nhà tuyển dụng có thể thuận tiện trong cách xưng hô. Đừng quên, hãy cho nhà tuyển dụng thấy một nụ cười tươi của bạn để tạo không khí thoải mái và gần gũi nhé!

Giới thiệu về chuyên môn và trình độ học vấn

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là sau khi đã giới thiệu về tên tuổi, bạn có thể nên nói đến những chuyên môn và trình độ học vấn của mình. Cũng như tên tuổi, phần này có thể đã có trên CV. Tuy nhiên, bạn cần nhắc lại để nhà tuyển dụng có thể nhớ đến bạn trong rất nhiều CV mà họ đã xem qua.

Các thông tin đã có trong CV

Các thông tin đã có trong CV

Khi giới thiệu về học vấn và chuyên môn, bạn nên giới thiệu về những mục nổi bật và nhất là những mục liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được trình độ của bạn và sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn.

Kinh nghiệm làm việc 

Nếu bạn là một người đã từng đi làm việc ở nhiều nơi và có được vốn kinh nghiệm làm việc phong phú thì đừng vội trình bày tất cả những gì mình đã làm với nhà tuyển dụng. Vì nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những kinh nghiệm liên quan và phục vụ cho vị trí họ cần tìm. Vậy nên bạn hãy cân nhắc những kinh nghiệm làm việc có liên quan đến công việc mình đang ứng tuyển để giới thiệu.

Mặt khác, nếu bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều cơ hội để làm việc thì cũng đừng lo lắng. Vì thay bằng những kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nêu ra các hoạt động tình nguyện hay các dự án xã hội mà bạn đã tham gia. Và cho nhà tuyển dụng biết được bạn đã có được những kinh nghiệm gì có thể hỗ trợ cho vị trí mà bạn ứng tuyển qua các hoạt động đó.

Chia sẻ về mục tiêu và định hướng sự nghiệp 

Mục tiêu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá cách tư duy và tầm nhìn của bạn. Và có thể họ muốn xem xét bạn có dự định gắn bó với công ty lâu dài hay không. Cho nên bạn hãy tìm hiểu về công ty và vị trí mà mình đang ứng tuyển để định hướng được những mục tiêu mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Xác định mục tiêu, định hướng của bản thân 

Xác định mục tiêu, định hướng của bản thân 

Nói về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân 

Để trình bày về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì trước hết bạn phải tự tìm ra những điểm đó của mình. Bạn cần giới thiệu điểm mạnh, điểm yếu một cách súc tích để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người hiểu rõ về bản thân và biết được giá trị của mình ở đâu. 

Qua đó, họ sẽ có cái nhìn khách quan về tiềm năng cũng như những hạn chế của bạn. Khi trình bày về vấn đề này bạn nên trả lời một cách chân thật và phải thật khéo léo để không mất điểm với nhà tuyển dụng.

Trình bày nguyện vọng, mong muốn cho vị trí ứng tuyển 

Biết được nguyện vọng, mong muốn của bạn, khi đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá định hướng phát triển của bạn có phù hợp với công ty hay không. Vì vậy bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng được tiến xa hơn khi làm việc tại công ty.

Nêu bản thân sẽ đóng góp gì cho công ty 

Những đóng góp mà bạn mang lại cho công ty là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng xem xét lựa chọn bạn thay vì các ứng viên khác. Thế nên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên nêu ra các đóng góp lớn mà bạn có thể mang đến cho họ và đặc biệt là công ty phải tại sao cần có bạn để có thể đạt đến những mục tiêu mà họ đang hướng đến.

Lời cảm ơn sau khi phỏng vấn 

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn để lại được ấn tượng tốt là khi bạn gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian lắng nghe bạn trình bày. Điều này giúp phần kết thúc của bạn không quá đơn điệu mà còn vừa thể hiện thái độ chuyên nghiệp và lịch sự một cách tinh tế.

Giới thiệu bản thân trong bao lâu là hợp lý?

Để quá trình giới thiệu bản thân khi phỏng vấn được ghi trọn điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì bạn nên lưu ý đến thời gian giới thiệu một cách hợp lý và hiệu quả.

Xác định thời gian hợp lý

Xác định thời gian hợp lý

Vì thông thường một buổi phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 30 phút vậy nên thời gian tối ưu nhất để bạn trả lời đầy đủ là khoảng 3 phút. Nên nếu thời gian bạn giới thiệu bản thân quá dài thì có thể bạn đang bị nói lan man, dài dòng. Ngược lại, nếu thời gian bạn giới thiệu quá ngắn thì có thể là chưa trả lời đủ các ý và làm phần giới thiệu nhạt nhòa, không để lại dấu ấn với nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị gì cho câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Để buổi phỏng vấn diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất thì cách tốt nhất là bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn.

Trước khi buổi phỏng vấn được diễn ra bạn nên tìm hiểu về các yêu được nêu trên thông tin ứng tuyển, chuẩn bị tinh thần thật tốt và đặc biệt là nghiên cứu, tìm hiểu về công ty và vị trí mình ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được bạn thật sự quan tâm và mong muốn được làm việc tại công ty lâu dài.

Ngoài biết cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để tạo được ấn tượng tốt và thiện cảm với nhà tuyển dụng:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự
  • Thái độ vui tươi, lịch sự
  • Khi trả lời các câu hỏi cần nói to rõ, súc tích và đúng vấn đề được hỏi
  • Cảm ơn nhà tuyển dụng 

Kết

Trên đây là cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng một cách chi tiết và hiệu quả. Nếu bạn đang có một buổi phỏng vấn thì hãy chuẩn bị thật tốt và áp dụng cách giới thiệu bản thân trên để có được công việc mà mình mong muốn nhé!

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x