Database là gì? Các ứng dụng của database hiện nay
Mục lục
Database là gì? Đây là câu hỏi thường trực của những người còn đang mơ hồ về lĩnh vực công nghệ. Bài viết này mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích, không thể bỏ lỡ về database. Hãy cùng bài viết dưới đây đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, vai trò,… cũng như các ứng dụng của database.
Database là gì? Lịch sử, vai trò, thành phần
Khái niệm Database
Database là gì? Database hay còn gọi hoặc tạm dịch là cơ sở dữ liệu. Chúng là các thông tin có cấu trúc được tập hợp lại với nhau một cách có tổ chức. Cơ sở dữ liệu này thường được lưu trữ trong một hệ thống máy tính dưới dạng điện tử – Database management system (DBMS).
Dữ liệu thu thập được cùng hệ thống lưu trữ DBMS tạo thành một hệ thống cơ sở dữ liệu, gọi tắt là cơ sở dữ liệu – database.
Câu hỏi Database là gì? sẽ được giải đáp qua những thông tin chi tiết bên dưới
Lịch sử hình thành và phát triển
Thuật ngữ cơ sở dữ liệu (database) bắt đầu xuất hiện từ khi các thiết bị lưu trữ thông tin ra đời. Máy tính là ví dụ rõ ràng nhất. Những giai đoạn hình thành dần dần làm rõ được database là gì? và có vai trò quan trọng như thế nào trong thời đại ngày càng phát triển.
Trong những năm 1960, máy tính bắt đầu có sự phát triển về khả năng và tốc độ. Giai đoạn này được gọi là DBMS hướng đến đối tượng. Theo cách tiếp cận đối tượng này, tất cả dữ liệu chỉ được đặt trong một bản ghi và các mục không sử dụng sẽ không được đặt trong cơ sở dữ liệu.
Đến những năm 1970, sự xuất hiện của DBMS quan hệ làm dữ liệu được chuẩn hóa, thông tin được liên kết với nhau. Cuối những năm 1970, tiếp tục xuất hiện mô hình SQL DBMS. Ngôn ngữ truy vấn này được thêm vào và nâng cấp việc có thể được phân tách các dữ liệu cho một bản ghi.
Lịch sử hình thành và phát triển của database
Cơ sở hướng dữ liệu tiếp tục ra đời những năm 1980 trên máy tính để bàn, dBASE ra đời và trở thành phần mềm bán chạy hàng đầu trong những năm 1980, 1990.
Khi Internet bắt đầu xuất hiện đã cùng kết hợp với cơ sở dữ liệu làm gia tăng sự phát triển và phổ biến của chúng cho đến ngày nay.
Hiện nay, sự ứng dụng database vào mọi lĩnh vực là vô cùng phổ biến. Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào một DBMS chuyên biệt.
Tại sao cần sử dụng database?
Dưới đây là một số vai trò mà bạn cần biết về database, củng cố giải đáp cho câu hỏi database là gì?
- Lưu trữ và quản lý: hệ thống cơ sở dữ liệu ngày này có thể lưu trữ một lượng cực kỳ lớn hàng tỷ bản ghi các thông tin, dữ liệu về mọi lĩnh vực hoạt động của con người, chúng cho phép con người dùng các bảng để lưu trữ dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng.
- Nhập liệu và truy xuất thông tin: ở giai đoạn phát triển về công nghệ như hiện nay, sự kết hợp với internet giúp dữ liệu có thể được nhập truy xuất dễ dàng ở bất kỳ đâu chỉ bằng những thao tác vô cùng đơn giản.
- Tìm kiếm, sửa đổi, thay thế, xóa dữ liệu: tương tự với truy xuất, nhập liệu. Thông tin có thể được chủ thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng dù ở bất kỳ đâu.
- Đảm bảo tính toàn vẹn, thống nhất, an toàn: hệ thống cơ sở dữ liệu ngày nay phải đi đôi quy mô với hệ thống bảo mật chặt chẽ. Thông tin người dùng hay các dữ liệu của công ty, doanh nghiệp cần được đảm bảo bảo mật ở mức độ tối ưu.
- Liên kết các ứng dụng: hiện nay có nhiều cơ sở dữ liệu được liên kết với các ứng dụng an toàn, có độ bảo mật để người dùng dễ dàng thao tác và truy xuất, phân tích, đồng bộ hóa dữ liệu một cách thuận tiện.
- Phân tích và đưa ra quyết định: có thể dùng việc này để theo dõi hành trình khách hàng, cải tiến trong kinh doanh, lưu trữ đám mây với dung lượng cực lớn,…
Vai trò của database đối với người hiện đại
Các thành phần của một database
Bên dưới là 5 thành phần cơ bản của một database:
- Dữ liệu: là phần thông tin được nhập vào máy để mô tả mối quan hệ, phân tích và đo lường cũng như truy xuất khi cần thiết. Người dùng có thể biến nó trở thành những thông tin đắt giá hơn thông qua đó.
- Phần cứng: một số loại thiết bị vật lý phần cứng như máy chủ, ổ đĩa, ổ cứng, máy tính,v.v…
- Phần mềm: đây là phần phi vật lý cho phép, cấp quyền cho người dùng về việc truy cập dữ liệu và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu DBMS.
- Ngôn ngữ truy cập: một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất đã được phát triển qua nhiều giai đoạn và cũng được đề cập ở trên đó là SQL. Ngôn ngữ lập trình và DBMS phải đi đôi với nhau vì nó điều khiển hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Các loại điều lệ và thủ tục: mô tả cách vận hành, cách thức hoạt động và chỉ dẫn người dùng trong cơ sở dữ liệu.
Các thành phần của database
Database được phân loại như thế nào?
Sau khi đã tìm câu trả lời cho câu hỏi: Database là gì?, hãy cùng tìm hiểu và phân loại database dựa theo mục đích sử dụng, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ điều hành
Theo mục đích sử dụng
- Database dạng file: loại dữ liệu lưu trữ theo định dạng của file, ví dụ như: text, ascii,…
- Database bán cấu trúc: định dạng của loại database này là XML. Toàn bộ dữ liệu mô tả được trình bày trong thẻ tag. Database này có khả năng lưu trữ nhiều các dạng dữ liệu khác nhau, đang được xem là phương án nghiên cứu và ứng dụng mới trong cơ sở dữ liệu giai đoạn hiện nay.
- Database hướng đối tượng: đây là loại CSDL được trang bị thêm chức năng lưu trữ hành vi, giúp thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng xem chỉ có một lớp dữ liệu. Các database hướng đối tượng gồm có: MS SQL server, Postgresql,…
Theo hệ quản trị CSDL
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management – RDBMS): cho phép dữ liệu được lưu trữ dưới dạng bảng và mô tả được mối quan hệ giữa chúng. Oracle và MySQL là hai ví dụ điển hình.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu không quan hệ (Non-Relational Database Management – RDBMS): sử dụng tệp lưu trữ hoặc các “khóa” để lưu trữ dữ liệu. Dựa vào một số thông tin được sử dụng làm “khóa”, xác định một bản ghi cụ thể và duy nhất. Cassandra và MongoDB là hai ví dụ.
Theo hệ điều hành
- Hệ điều hành Linux có các loại database như: MySQL, MariaDB,…
- Hệ điều hành Windows có các loại database như: SQL Server – MSSQL.
Phân loại database
Các ứng dụng phổ biến của database hiện nay
Trong nghiên cứu, phân tích dữ liệu
- Internet of Things (IoT) cho phép các thiết bị kết nối với nhau và truyền dữ liệu. Các dữ liệu có thể được thu thập từ đó để tạo ra một DBMS cung cấp các thông tin cực kỳ hữu ích cho các công ty, doanh nghiệp cũng như tổ chức.
- Database cũng được ứng dụng trong Machine learning (Học máy): để lưu trữ và quản lý dữ liệu đào tạo cho các thuật toán học máy, giúp cải thiện khả năng dự đoán và phân tích dữ liệu của người dùng.
- Mỗi năm có hàng ngàn bài nghiên cứu khoa học được phát triển, sáng tạo và chất lượng. Một trong những bước quan trọng nhất để có được kết quả nghiên cứu là thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra kết luận về một giả thuyết nào đó. Database đã giúp người dùng rất nhiều trong việc này.
Trong kinh doanh, quản lý
- Big Data Analytics cũng là một ứng dụng của database. Quá trình này kiểm tra một lượng lớn dữ liệu để khám phá thông tin – chẳng hạn như các xu hướng thị trường và sở thích của khách hàng – có thể giúp các tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và đột phá hơn.
- Hệ thống quản lý khách hàng, sản xuất, nhân sự,…: các công ty sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về khách hàng, quy trình sản xuất, thông tin nhân viên để theo dõi, kiểm soát một cách chặt chẽ. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra giải pháp hợp lý và chiến lược tối ưu cho họ.
Kết luận
Vậy bài viết trên đã phần nào giải đáp được cho câu hỏi Database là gì? Bên cạnh đó đã đề cập đến một số vấn đề liên quan như vai trò, ứng dụng của database trong cuộc sống hiện nay. Hy vọng bài viết đã giải đáp và giúp ích được phần nào những nghi vấn, thắc mắc của bạn về database.