Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Mức lương, cơ hội nghề nghiệp
Mục lục
Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Mức lương cũng như cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm với ngành quản trị kinh doanh. Hãy cùng chúng tôi khám phá và giải mã sức hút của ngành học này nhé!
1. Học quản trị kinh doanh – tổng quan những điều cần biết
1.1 Quản trị kinh doanh là gì?
Trước khi hiểu rõ học quản trị kinh doanh ra làm gì, bạn cần nắm được định nghĩa của ngành học này.
Quản trị kinh doanh (Business Administration) được định nghĩa là công việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Cụ thể, quản trị kinh doanh bao gồm việc thành lập, vận hành và quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả mọi bộ phận và phòng ban trong công ty.
1.2 Ngành Quản trị kinh doanh tiếp cận những môn gì?
Những môn học tại trường đại học ít khi được học sinh, sinh viên và phụ huynh quan tâm. Thực tế, việc lựa chọn môn học phù hợp trên giảng đường đại học là đáp án cho câu hỏi học quản trị kinh doanh ra làm gì?
Theo học ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ có được góc nhìn toàn cảnh về quá trình trao đổi, buôn bán hàng hóa của doanh nghiệp. Bạn được học những bộ môn về “quản trị” và “kinh doanh”. Đây là ngành học duy nhất mang đến kiến thức và kỹ năng tổng quan về việc thành lập, vận hành và quản lý doanh nghiệp.
Sinh viên được học các môn về “quản trị” và “kinh doanh”
Học quản trị kinh doanh là quá trình bạn tiếp cận với những môn học cứng như kế toán, marketing, logistics, quản lý nhân sự, tài chính,… Song song đó, sinh viên cũng được rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như quản lý thời gian, giao tiếp, làm việc nhóm.
Môn học cơ sở:
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Quản trị học
Môn học chuyên ngành:
- Quản trị doanh nghiệp
- Kinh tế quản trị kinh doanh
- Quản trị marketing
- Quản trị logistics
- Quản trị nhân lực
- Quản trị chiến lược kinh doanh
1.3 Học quản trị kinh doanh nên chọn trường nào?
Môi trường học tập không những cung cấp kiến thức mà còn cần phù hợp với định hướng phát triển của bản thân. Do vậy, lựa chọn môi trường học tập phù hợp là điều kiện tiên quyết khi các bạn quyết tâm theo học quản trị kinh doanh.
Dưới đây là danh sách các trường Đại học đào tạo quản trị kinh doanh :
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Thương mại
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học FPT
- Đại học RMIT
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Đại học Tài chính- Marketing
2. Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp
Do đặc thù ngành quản trị kinh doanh đào tạo tổng quan, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận vị trí tại các phòng ban khác nhau. Hiểu được học quản trị kinh doanh ra làm gì, sinh viên sẽ đưa ra những lựa chọn công việc phù hợp với bản thân.
Không chỉ mang lại cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời và vị trí công việc phù hợp, ngành quản trị kinh doanh còn đem đến những cơ hội thăng tiến trong công việc.
Hiểu rõ học quản trị kinh doanh ra làm gì giúp sinh viên lựa chọn công việc phù hợp
2.1 Chuyên viên hành chính nhân sự
Chuyên viên hành chính nhân sự là người phụ trách công việc tuyển dụng và các nhiệm vụ hành chính trong doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Họ vừa hỗ trợ nhân viên mới đồng thời đảm bảo nhân viên cũ tuân thủ công việc. Ngoài ra, chuyên viên hành chính nhân sự cũng có thể tham gia truyền thông nội bộ và tổ chức sự kiện.
2.2 Chuyên viên kinh doanh
Chuyên viên kinh doanh có nhiệm vụ quản lý, đề xuất các chiến lược phát triển thị trường, chiến lược tiếp thị với mục đích tăng hiệu quả kinh doanh. Những chuyên viên kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng vì họ là người trực tiếp mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chuyên viên kinh doanh còn đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Vị trí này cũng đồng thời đưa ra các chiến dịch quảng bá sản phẩm, kích cầu dịch vụ tiêu dùng
2.3 Chuyên viên marketing
Một trong số những vị trí được các nhà tuyển dụng đánh giá cao là chuyên viên Marketing. Với đặc thù công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao và khả năng nắm bắt xu hướng thị trường tốt, vị trí này cực kỳ áp lực.
Các chuyên viên marketing cần lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch, chiến dịch marketing cho thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra cần lập bảng phân tích, báo cáo hoạt động marketing của doanh nghiệp, đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch.
2.4 Chuyên viên tư vấn tài chính
Với bạn nào thích hoạt động trong ngân hàng, chứng khoán, thị trường tiền tệ, vị trí chuyên viên tư vấn tài chính trong doanh nghiệp là một lựa chọn hàng đầu. Bạn sẽ thực hiện các công việc quản lý tài sản và đầu tư của doanh nghiệp.
2.5 Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo
Nếu bạn là người yêu thích việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học, hãy cân nhắc công việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Bạn có thể bắt đầu từ các vị trí như trợ giảng rồi đến giảng viên tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo.
Quản trị kinh doanh có cơ hội việc làm đa dạng, thu hút nhiều học sinh đăng ký
3. Mức lương ngành quản trị kinh doanh cụ thể
Mức lương là câu hỏi được rất nhiều người tìm hiểu sau khi biết học quản trị kinh doanh ra làm gì. Thực tế, tùy vào những yếu tố sau đây mà các ứng viên có thể thỏa thuận mức lương phù hợp với năng lực của bản thân mình.
3.1 Mức lương trung bình
Mức lương của ngành quản trị kinh doanh có sự khác biệt tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, cấp bậc, hiệu suất công việc,… Theo khảo sát của chúng tôi, mức lương cho các vị trí dao động từ 4.000.000- 21.000.000 VNĐ/tháng.
Mức lương dựa trên nhiều yếu tố
3.2 Mức lương dựa vào kinh nghiệm
- Mức lương cứng của sinh viên quản trị kinh doanh mới ra trường sẽ dao động trong khoảng từ 4.000.000- 6.000.000 VNĐ/ tháng. Tùy vào khối lượng công việc và quy mô của công ty mà mức lương trên sẽ có sự dao động, tối đa không dưới 3.000.000 VNĐ/ tháng.
- Với nhân viên có kinh nghiệm từ 1- 2 năm trong công việc, mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 6.000.000- 8.000.000 VNĐ/tháng
- Với nhân viên có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên, thu nhập sẽ trong khoảng từ 7.000.000- 12.000.000 VNĐ/tháng.
3.3 Mức lương dựa vào vị trí công việc
Ngành quản trị kinh doanh có nhiều thuận lợi trong việc thăng tiến công việc. Vị trí công việc càng cao mức lương càng hấp dẫn. Dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí mức lương của từng vị trí trong ngành quản trị kinh doanh:
- Với vị trí nhân viên, thu nhập nằm trong khoảng từ 5.000.000- 8.000.000 VNĐ/ tháng
- Với vị trí chuyên viên, mức lương dao động từ 9.000.000- 15.000.000 VNĐ/ tháng.
- Với vị trí trưởng phòng, mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 10.000.000- 15.000.000 VNĐ/ tháng
- Vị trí giám đốc sẽ có thu nhập dao động trong khoảng 20.000.000 VNĐ/ tháng. Tuy nhiên thu nhập của vị trí giám đốc có thể có sự thay đổi tùy thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Ngoài mức lương cứng, các bạn cũng sẽ được nhận được phụ cấp ăn trưa, tiền gửi xe, doanh số trong công việc, thưởng (nếu có).
>> Có thể bạn quan tâm : Nhân viên kinh doanh là gì? Công việc và mức thu nhập ra sao?
Kết luận
Trên đây là là lời giải đáp cho những câu hỏi về học quản trị kinh doanh ra làm gì? và những điều cần biết về cơ hội nghề nghiệp và mức lương. Hy vọng với những thông tin cung cấp cho các bạn góc nhìn thú vị về ngành quản trị kinh doanh.
Hãy theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ngành học thú vị khác nhé!