Copywriting là gì? Tự học Copywriting nên bắt đầu từ đâu?

Đối với những người làm trong lĩnh vực Marketing thì Copywriting có lẽ không còn là một khái niệm xa lạ. Đây cũng được xem là một ngành nghề có triển vọng hiện nay. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu “Copywriting là gì?” thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Copywriting là gì? Làm Copywriting là làm gì?

Copywriting là gì?

Copywriting có thể hiểu đơn giản là khả năng dùng văn bản viết dưới dạng chữ ngắn với mục đích quảng cáo nhằm thu hút khách hàng chú ý đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó kích thích quyết định mua hàng của người đọc.

Copywriting là gì?
Copywriting là gì?

Những thông điệp ngắn, slogan cho sản phẩm chúng ta thường thấy trên các TVC quảng cáo của các nhãn hàng và tất cả những nội dung quảng cáo bằng văn bản nói chung đều được xem là sản phẩm của hoạt động Copywriting.

Copywriter là gì?

Copywriter là người thực hiện các hoạt động lên ý tưởng, viết nội dung quảng cáo cho một sản phẩm, thương hiệu. Nói cách khác, Copywriter là người tạo ra các sản phẩm Copywriting.

Thực chất, những sản phẩm Copywriting là sự kết hợp giữa trí sáng tạo và khả năng sử dụng ngôn ngữ của một Copywriter để truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mục tiêu.

Những công việc của một Copywriter

Tuy sản phẩm cuối cùng là từ ngữ nhưng viết lách không phải là toàn bộ những công việc mà một Copywriter phải làm. Để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh, bạn phải dành rất nhiều thời gian nghiên cứu, lên ý tưởng, trình bày bản thảo, quản lý kế hoạch dự án,…

Cụ thể, những công việc của một Copywriter bao gồm:

  • Nghiên cứu sản phẩm, từ khóa, phân tích Insights khách hàng,…
  • Thực hiện phỏng vấn các bên liên quan để thu thập dữ liệu
  • Biên tập nội dung bài viết
  • Đọc, kiểm tra và chỉnh sửa
  • Tìm kiếm hình ảnh hoặc trực tiếp lên ý tưởng thiết kế hình ảnh cho bài viết
  • Thực hiện và quản lý kế hoạch dự án

Phân biệt Copywriting và Content Writing

Copywriting và Content Writing đều là công việc liên quan đến viết nội dung nên dễ gây nhầm lẫn với nhiều người. Tuy nhiên, hai vị trí này lại có hai mục đích và cách thức thực hiện khác nhau.

Phân biệt Copywriting và Content Writing
Phân biệt Copywriting và Content Writing
Copywriting Content Writing
Mục đích Quảng bá thông điệp, ý tưởng sản phẩm để tăng doanh số bán hàng. Cung cấp thông tin giáo dục giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ.
Hình thức Đoạn văn ngắn như slogan, thông điệp quảng cáo, tiêu đề video viral,… Bài viết dài, chứa nhiều thông tin hữu ích để chia sẻ kiến thức và nâng cao hiểu biết.
Phong cách Ngôn ngữ sáng tạo, thúc đẩy hành động ngay lập tức. Ngôn ngữ chân thực, giáo dục, truyền đạt thông tin chi tiết.

Có thể thấy, cùng là công việc viết nội dung nhưng so với Content Writing thì Copywriting có độ khó hơn rất nhiều. Để tạo ra một sản phẩm Copywriting hiệu quả, một Copywriter được yêu cầu nhiều kỹ năng hơn là chỉ am hiểu kiến thức về sản phẩm.

Kiến thức và kỹ năng cần có của một Copywriter

Kỹ năng viết lách

Đối với một Copywriter, kỹ năng viết lách là yêu cầu thiết yếu và quan trọng nhất. Cho dù ý tưởng có mới mẻ, sáng tạo đến đâu bạn cũng không thể trở thành một Copywriter giỏi nếu câu văn lủng củng, diễn đạt không đúng trọng tâm dẫn đến hiểu lầm cho người đọc.

Ngoài ra, thách thức lớn hơn cho một Copywriter chính là làm thế nào có thể lồng ghép từ khóa vào nội dung một cách rõ ràng nhưng phải ấn tượng và không được gượng ép. Điều này yêu cầu người viết phải có khả năng điều chỉnh, biến hóa ngôn ngữ của mình một cách linh hoạt và phù hợp.

Cho nên, để trở thành một Copywriter với những sản phẩm thu hút và thuyết phục người đọc, trước hết bạn hãy trang bị cho mình một khả năng viết tốt và không ngừng trau dồi, học hỏi mỗi ngày.

Phân biệt Copywriting và Content Writing
Phân biệt Copywriting và Content Writing

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích insights của khách hàng

Nghiên cứu, phân tích insights khách hàng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thực hiện một sản phẩm Copywriting. Nắm rõ mong muốn, nỗi đau của khách hàng giúp Copywriter biết được mình cần viết gì và viết như thế nào để nội dung quảng cáo dễ dàng thu hút, thuyết phục người đọc mua hàng.

Để làm được điều này đòi hỏi Copywriter phải có khả năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích thông tin từ đó đưa ra ý tưởng, chiến lược phù hợp với từng khách hàng mục tiêu.

Tư duy sáng tạo

Có thể nói, Copywriting là công việc yêu cầu sự kết hợp của ngôn từ và tính sáng tạo. Nhất là khi ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, tất cả các nhãn hàng đều muốn nội dung quảng cáo của mình phải ấn tượng, không nhàm chán và đi theo lối mòn. 

Vì vậy, khả năng tư duy sáng tạo để có thể đưa ra những ý tưởng đột phá, làm mới những vấn đề tưởng chừng đã cũ sẽ làm cho những nội dung quảng cáo của bạn trở nên thu hút và hiệu quả hơn bao giờ hết. 

Kiến thức cơ bản về SEO

Nội dung của bạn sẽ vô nghĩa nếu độc giả không thể tìm thấy chúng hoặc chỉ số ít người tiếp cận. Nắm được kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) sẽ đảm bảo nội dung của bạn được tìm thấy và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm từ đó tiếp cận được với nhiều người đọc hơn.

Tuy hiện nay, nhiều công ty đã có chuyên viên SEO nhưng bạn sẽ có thể nâng cao cơ hội cạnh tranh trong ngành nếu trang bị cho mình kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.

Biết nắm bắt xu hướng thị trường

Đây cũng là một kỹ năng cần thiết của một nhà sáng tạo nội dung. Trong thời kỳ công nghệ số phát triển chóng mặt, nếu không nắm bắt được xu hướng thị trường sản phẩm của bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. 

Do đó, Copywriter phải có khả năng tạo ra những sản phẩm “bắt trend” ở từng thời điểm. Để làm được điều này, bạn cần nắm bắt được xu hướng thị trường để thay đổi cách viết nội dung cho phù hợp.

Tự học Copywriting nên bắt đầu từ đâu?

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có trường học chính thức đào tạo ngành Copywriting. Đa số mọi người tiếp cận ngành này đều tự mày mò, học hỏi từ những người đi trước hoặc học từ các trung tâm, khóa học. Vì vậy, con đường này đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực hơn rất nhiều nên không phải ai cũng dễ dàng thành công.

Tự học Copywriting nên bắt đầu từ đâu?
Tự học Copywriting nên bắt đầu từ đâu?

Nhưng nếu bạn đã xác định được đam mê, mục tiêu của mình và muốn bắt đầu tự học, bạn có thể:

Đọc nhiều hơn

Tất cả những người viết giỏi đều phải đọc rất nhiều. Khi đã có đam mê, bạn cũng cần trang bị cho mình kiến thức. Kiến thức này có thể đến từ sách hoặc những nội dung của các Copywriter đi trước.

Ngoài ra, không chỉ đọc sách về Content hay Marketing mà bạn có thể đọc tất cả những thể loại sách mà mình thích. Bởi vì, đọc sách không chỉ cung cấp kiến thức về lĩnh vực bạn đang tìm hiểu mà còn giúp vốn từ của bạn phong phú hơn, rèn luyện khả năng tư duy và phân tích. 

Luyện viết mỗi ngày

Bên cạnh việc đọc thật nhiều, bạn có thể bắt đầu viết những nội dung đầu tiên. Đó có thể đơn giản là những suy nghĩ, trải nghiệm của chính bản thân bạn. Sau đó dần dần học cách viết hướng tới tâm lý, nguyện vọng của đọc giả.

Điều quan trọng nhất là phải luyện tập mỗi ngày, theo thời gian cách hành văn của bạn sẽ trở nên trôi chảy, mạch lạc và có thể tạo ra nội dung thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Social Media Marketing là gì? Lý do các doanh nghiệp chọn Social Media Marketing

Bắt đầu với Content Writing

Như đã đề cập ở trên, xét về độ khó thì Content Writing dễ hơn Copywriting rất nhiều dù cùng là công việc viết nội dung. Nên nếu bạn là một newbie chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm, bạn có thể bắt đầu bằng việc đơn giản trước đó là làm Content Writing.

Sau khi đã trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cùng với kinh nghiệm viết, bạn sẽ sẵn sàng và tự tin hơn trên con đường theo đuổi mục tiêu trở thành một Copywriter thực thụ.

Kết luận

Trên đây là nội dung những kiến thức cơ bản trả lời cho câu hỏi “Copywriting là gì?”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Copywriting cũng như góp phần giúp các bạn có thể bắt đầu những bước đi đầu tiên trên hành trình thực hiện mục tiêu của mình. Chúc bạn thành công!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x