Cách tính thuế TNCN theo quy định mới nhất năm 2023

Bạn đang muốn biết cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn về đối tượng cần nộp thuế TNCN và hướng dẫn cách tính thuế TNCN theo quy định mới nhất năm 2023. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Thuế TNCN là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (hay còn gọi tắt là thuế TNCN) được hiểu là thuế trực thu, là khoản tiền mà người có thu nhập phải nộp cho Nhà nước dựa trên tiền lương, tiền công của người lao động sau khi đã giảm trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản khác theo quy định. 

Việc đóng thuế TNCN áp dụng với các khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp người dân, góp phần thực hiện công bằng xã hội và tăng nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước.

Thuế thu nhập cá nhân góp phần xây dựng ngân sách Nhà nước

Khi đã đủ điều kiện chịu thuế TNCN nghĩa là cá nhân đang có được mức thu nhập thực tế cao hơn so với mức thu nhập khởi điểm mà Nhà nước yêu cầu chịu thuế. Chính vì vậy, đặt trường hợp người lao động bị trừ đi các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh thì cá nhân vẫn có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình.

Mức đóng thuế TNCN sẽ áp dụng với từng mức thu nhập khác nhau của mỗi cá nhân. Việc nộp thuế TNCN là nhằm mục đích phục vụ cho ngân sách Nhà nước, các mục đích công cộng cũng như các chính sách về an sinh xã hội. Chính vì vậy, việc thực hiện thuế TNCN là một việc góp phần công bằng xã hội.

Đối tượng cần nộp thuế TNCN

Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam có mức thu nhập chịu thuế. Cụ thể hơn về các đối tượng như sau:

  • Đối với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế của đối tượng này không phân biệt nơi trả công hay lương, được tính là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Đối với cá nhân không cư trú: đối tượng này cũng không phân biệt nơi chi trả thu nhập, thu nhập chịu thuế được tính là thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam;

Đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm 2 nhóm đối tượng chính

Người lao động có mức lương bao nhiêu thì cần nộp thuế TNCN?

Đối với cá nhân có người phụ thuộc, mức lương thu nhập trên 15.400.000 VNĐ/tháng phải đóng thuế TNCN.

Đối với trường hợp không có người phụ thuộc, thu nhập trên 11.400.000 VNĐ/tháng thì phải đóng thuế TNCN.

Cách tính thuế TNCN theo quy định từ tiền công, tiền lương

Sau khi đã xác định mình thuộc nhóm đối tượng cần nộp thuế thu nhập cá nhân nào, dưới đây là các cách tính thuế thu nhập cá nhân với từng trường hợp. 

Cách tính thuế TNCN áp dụng với cá nhân cư trú

Điều kiện áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú sẽ được áp dụng với một trong các trường hợp sau đây:

  • Cá nhân hiện diện tại lãnh thổ Việt Nam liên tiếp 12 tháng kể từ ngày có mặt tại Việt Nam;
  • Cá nhân sinh sống tại Việt Nam có nơi ở ổn định và thường xuyên.

Thời điểm doanh nghiệp chi trả tiền lương cho người lao động chính là thời điểm tính thuế TNCN.

Áp dụng công thức tính thuế TNCN với từng đối tượng

Có 2 cách tính thuế TNCN cho cá nhân cư trú: 

  • Người lao động có hợp đồng lao động dưới 03 tháng và không ký hợp đồng lao động sẽ được tính thuế theo thuế suất toàn phần 10%;
  • Người lao động có hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên sẽ được tính thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.

Cách tính thuế TNCN đối với HĐLĐ dưới 03 tháng và không ký hợp đồng

Đối với lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân;

Đối với trường hợp người lao động có mức thu nhập dưới 2.000.000 đồng/lần, công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo mức 10% trên thu nhập.

Các tính thuế TNCN đối với HĐLĐ trên 03 tháng

Công thức hỗ trợ tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần với công thức sau đây: 

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế được áp dụng theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ

Thuế suất theo biểu thuế lũy tiến từng phần được trình bày trong bảng dưới đây:

Bậc thuế Thu nhập chịu thuế/năm
(triệu đồng)
Thu nhập chịu thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất
1 Đến 60 Đến 5 5%
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10%
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15%
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20%
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25%
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30%
7 Trên 960 Trên 80 35%

 

Cách tính thuế TNCN áp dụng với cá nhân không cư trú

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú được quy định như sau:

  • Áp dụng đối với cá nhân không thuộc đối tượng cá nhân cư trú đã nêu trên; 
  • Thời điểm áp dụng tính thuế sẽ căn cứ theo từng lần phát sinh thu nhập của từng cá nhân;
  • Phương pháp tính thuế TNCN: tính thuế theo thuế suất toàn phần 20% thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Công cụ tính thuế TNCN online

Hiện nay, các công cụ tính thuế TNCN online đã khá phổ biến và đem lại kết quả nhanh chóng cho người dùng. LuatVietnam hiện đã có hệ thống tính thuế TNCN online giúp người lao động được hỗ trợ tính thuế TNCN nhanh cùng thao tác vô cùng đơn giản và dễ sử dụng.

Tính thuế TNCN online qua hệ thống của LuatVietnam

Một số quy định về tính thuế TNCN

Thử việc có cần đóng thuế TNCN hay không?

Người lao động thử việc theo hợp đồng có mức thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/tháng trở lên thuộc đối tượng áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%. Vì vậy, doanh nghiệp cần khấu trừ thuế 10% thu nhập trước khi chỉ trả lương cho người lao động.

Tiền công thu nhập từ tăng ca có bị tính thuế TNCN không?

Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về các khoản tiền được miễn tính thuế thu nhập cá nhân. Trong đó, phần tiền lương thu nhập được từ việc làm thêm giờ được chi trả mức lương cao hơn so với tiền lương làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật sẽ không thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân.

Các khoản giảm trừ được áp dụng khi tính thuế thu nhập cá nhân là gì?

Một số khoản giảm trừ khi quyết toán thuế TNCN gồm có:

Giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế sẽ là 11.000.000 VNĐ/tháng, đồng thời trường hợp có người phụ thuộc sẽ là 4.400.000 VNĐ/tháng (người phụ thuộc cần có hồ sơ chứng minh). Đặc biệt, giảm trừ gia cảnh chỉ được áp dụng với đối tượng là cá nhân cư trú.

Chi phí bảo hiểm bắt buộc: tỷ lệ trích với các khoản bảo hiểm như BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%). 

Trường hợp nào được áp dụng giảm thuế?

Một số trường hợp được giảm thuế thuộc các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như: mắc bệnh hiểm nghèo, gặp thiên tai, hoả hoạn ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế TNCN thì được xem xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, mức giảm không được phép vượt quá số tiền phải nộp cho Nhà nước.

>> Có thể bạn quan tâm: Top mẫu lời chia tay đồng nghiệp chân thành, dễ thương nhất

Kết luận

Qua nội dung bài viết trên, mong rằng đã giải đáp cho bạn được những thắc mắc về cách tính thuế TNCN cũng như quy định của Nhà nước về việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng công cụ tính thuế TNCN online của LuatVietnam để được hỗ trợ tính nhanh và chính xác.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x