Làm văn phòng thì học ngành gì để không lo thất nghiệp?

Công việc văn phòng ngày càng trở nên phổ biến với đa dạng các ngành nghề, vị trí. Để được làm văn phòng thì học ngành gì? Có phải làm văn phòng thì việc nhẹ lương cao không? Dưới đây là bài viết chia sẻ về những ngành học đang cần nhiều nhân lực có chuyên môn và kỹ năng làm việc văn phòng.

Tại sao người lao động chọn làm văn phòng?

Nhân viên văn phòng là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Họ đảm nhiệm công việc liên quan đến các thủ tục hành chính văn phòng. Tùy vào từng vị trí, quy mô, ngành nghề kinh doanh, người làm văn phòng cần đảm bảo kiến thức ngành, kỹ năng làm việc nhất định.

Làm văn phòng được trau chuốt ngoại hình

Ở nơi công sở, năng lực và phong cách phù hợp sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Tùy công ty, vị trí có những yêu cầu về trang phục, ngoại hình khác nhau. 

Chúng ta phải thừa nhận rằng, một ngoại hình chỉnh chu, có nhan sắc sẽ giúp tạo thiện cảm với mọi người. Việc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp sẽ thể hiện cả giá trị và thái độ của mình với những người xung quanh.

Làm văn phòng cần ngoại hình chỉn chu

Làm văn phòng thì công việc và thu nhập ổn định

Khi nhắc đến nhân viên văn phòng, nhiều người nghĩ đây là công việc an nhàn, lương cao. Nhưng thực tế tại nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, vị trí này đòi hỏi người lao động có bằng cấp chuyên môn hoặc kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Công việc văn phòng trở thành vị trí có tính cạnh tranh.

Làm văn phòng không yêu cầu bằng cấp quá cao

Một số ngành làm văn phòng nhưng không yêu cầu bằng cấp quá cao như lễ tân, nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên chăm sóc khách hàng, tư vấn bán hàng qua điện thoại… 

Các vị trí này thường đánh giá cao kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tính chuyên nghiệp và có thể là cả ngoại hình và giọng nói. Công việc chính tại các vị trí này là tư vấn, hỗ trợ khách hành giải quyết thắc mắc, mời chào bán sản phẩm.  

Nhân viên lễ tân

Bên cạnh đó, những vị trí làm văn phòng khác vẫn yêu cầu người lao động có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm làm việc nhất định như nhân viên trợ lý các phòng ban, kế toán – kiểm toán, hành chính – nhân sự, marketing, thiết kế,…

Làm văn phòng giúp nâng cao chuyên môn và kỹ năng mềm

Việc hỗ trợ các phòng ban, làm việc trong tổ chức giúp tăng cơ hội nâng cao chuyên môn tùy vào khả năng học hỏi, làm việc của từng người. Kiến thức được học ở trường và thực tế lúc này sẽ được đối chiếu, cọ xát mỗi ngày.

Làm văn phòng giúp người lao động rèn luyện kỹ năng mềm. Không chỉ học trên sách vở, khi được trải nghiệm thực tế, bạn mới có thể tự rút ra những bài học, kinh nghiệm cho cả sự nghiệp sau này.

Làm văn phòng thì học ngành gì triển vọng, không lo thất nghiệp?

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính thuộc khối ngành Công nghệ thông tin, là ngành học HOT trong những năm gần đây. Ngành học  giúp cải thiện và nâng cao chất lượng các thuật toán và công nghệ, sản xuất ra những sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu của con người.

Nhu cầu nhân lực cao, thu nhập tốt… khiến ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán này có tỷ lệ cạnh tranh đầu vào cao. Đây cũng là ngành nền tảng cho tất cả các lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin, do đó sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm các công việc liên quan đến công nghệ.

Phân tích dữ liệu 

Phân tích dữ liệu là ngành học về thu thập, khai thác và xử lý bộ dữ liệu nhằm đưa ra kết luận có thể sử dụng để đưa ra quyết định, tối ưu quy trình làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp, tổ chức…

Đây là ngành học còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ khiến nhu cầu nhân lực ngày càng nhiều, thu nhập tốt và có nhiều cơ hội học tập. Phân tích dữ liệu cũng yêu cầu lao động làm văn phòng học các ngành liên quan đến tổ chức, phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin, khoa học máy tính,… 

Kế toán – Kiểm toán

Để trở thành kế toán, kiểm toán, người lao động phải có chuyên môn giỏi, thường phải có bằng cấp, kỹ năng giao tiếp, đạo đức cũng được yêu cầu cao. Vị trí này bắt buộc phải có trong mọi doanh nghiệp nên cơ hội việc làm rất lớn. 

Đây là hai ngành học khác biệt, công việc đặc thù riêng nhưng vẫn cần kiến thức nền tảng là hệ thống chuẩn mực, kiến thức chuyên môn liên quan, được trang bị khối kiến thức về nghiệp vụ, các chuẩn mực, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán… 

Kế toán – Kiểm toán cung cấp thông tin tài chính cho nội bộ doanh nghiệp (các phòng ban, ban quản trị…) và ngoài doanh nghiệp (cơ quan thuế, đối tác, cổ động…), hỗ trợ quản trị và phát triển doanh nghiệp. Sự quan trọng và kinh nghiệm giúp vị trí này có nguồn thu nhập cao cũng như trách nhiệm lớn.

Hơn nữa, trong nền kinh tế ngày càng mở rộng, nhân lực kế toán kiểm toán luôn cần cập nhật kiến thức tài chính kinh tế, các quy định mới để phục vụ cho công việc. Nguồn nhân lực chất lượng cao luôn cần những nhân sự mới. Dẫn đến cơ hội việc làm của ngành này luôn rất nhiều.

Quản trị nguồn nhân lực

Con người là yếu tố cốt lõi của sự phát triển của một doanh nghiệp. Công việc chủ yếu của nhân sự là tuyển dụng, đánh giá, sắp xếp nhân sự phù hợp với vị trí. Đồng thời quản trị nhân sự giám sát, chỉ đạo, đảm bảo phù hợp với luật lao động. Báo cáo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các cấp lãnh đạo cũng là nhiệm vụ của những nhà quản trị nhân sự.

Để làm ở vị trí nhân sự, người lao động không chỉ cần chuyên môn mà còn phải rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, sau sự bất ổn định do dịch COVID-19, yếu tố con người càng được đề cao, văn hóa làm việc cũng thay đổi. Ngành nhân sự phải liên tục thay đổi, cập nhật xu hướng thị trường lao động nên chính ngành này cũng “khát” nhân sự chất lượng cao.

Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là ngành ứng dụng ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhân thẩm mỹ. Thông qua các công cụ đồ họa như AI, Photoshop, Indesign, Autocad… chỉnh sửa hình ảnh, nội dung, màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể truyền tải nội dung hình ảnh bắt mắt và thu hút nhất. 

Ngành thiết kế đồ họa cũng là một ngành hot trong thời kỳ kinh tế phát triển vượt trội hiện nay. Kinh doanh hiện nay không chỉ cần những nhân viên kinh doanh giỏi, dùng hình ảnh để marketing, thu hút khách hàng có hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Ngành Marketing

Marketing là ngành có vai trò gia tăng doanh thu, tạo tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Chính vì khả năng đem lại lợi nhuận mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã tạo ra một thị trường cần rất nhiều nhân lực, đặc biệt là người trẻ.

Công việc của người làm marketing chủ yếu là lên kế hoạch, nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng, xây dựng chiến lược marketing đạt hiệu quả tăng trưởng doanh thu, tạo uy tín với khách hàng và vị thế cho doanh nghiệp.

5 kỹ năng cần có của nhân viên văn phòng

Kỹ năng giao tiếp 

Giao tiếp không chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện, tin nhắn thông thường. Tại văn phòng, bạn cần biết cách truyền đạt thông tin, hành động, thái độ một cách hợp lý, chuyên nghiệp với khách hàng, đồng nghiệp, lãnh đạo.

Nội dung giao tiếp trong công việc cần phải có sự thống nhất, rõ ràng, thuyết phục. Trong đời thường, giao tiếp hiệu quả giữa các nhân viên, quản lý sẽ hỗ trợ công việc được dễ dàng, thuận lợi hơn. Theo đó, sự thăng tiến cũng như những cơ hội sẽ dễ dàng đến với bạn. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm hay kỹ năng hợp tác là kỹ năng phải có tại nơi công sở. Đặc biệt làm văn phòng, việc xử lý hành chính, cầu nối giữa bạn lãnh đạo và người lao động càng yêu cầu cao về kỹ năng này. Một doanh nghiệp phát triển được lớn mạnh và tồn tại đều phải có sự hợp tác. Sức mạnh của khả năng làm việc nhóm có thể tạo ra những thành quả tốt nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm không chỉ giúp bạn nâng cao chuyên môn, mà còn giúp tạo mối quan hệ thân thiết hơn với đồng nghiệp, cấp trên. Việc lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, can đảm đưa ra ý kiến xây dựng cho tổ chức là việc cần thiết khi làm văn phòng.

Kỹ năng tự học

Tự học là một kỹ năng mềm luôn được đề cao, khuyến khích trong mọi ngành nghề. Việc cập nhật kiến thức liên tục không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn, tăng hiệu quả công việc mà còn giúp người lao động tự tạo ra nhiều cơ hội hơn cho bản thân.

Chỉ khi tự học, bạn mới có thể đào sâu nghiên cứu chuyên môn mở rộng kiến thức. Khi đối diện với các vấn đề trong công việc, bạn cũng sẽ có tầm nhìn, sự đánh giá sâu sắc và chính xác hơn.

Sáng tạo trong công việc

Sáng tạo trong công việc tạo nên sức mạnh cho tổ chức

Đây là kỹ năng cần được rèn luyện với thực tế. Trong công việc, việc sáng tạo không chỉ giúp cải thiện công việc hiệu quả hơn, mà sáng tạo còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp và bản thân người lao động phát triển. 

Mọi công việc nếu như đều dập khuôn thì chỉ có thể mang lại kết quả không thay đổi. Khi xã hội ngày càng phát triển, lao động ngày càng giỏi, việc không sáng tạo trong công việc sẽ chỉ làm bạn đi chậm hơn, thậm chí bị loại bỏ khỏi thị trường lao động.

Công cụ tin học văn phòng cần được thành thạo

Tin học văn phòng là các công cụ hỗ trợ tối ưu quá trình làm việc không thể thiếu khi làm văn phòng hiện nay. Các kỹ năng tin học dùng để hoàn thành công việc luôn cần được cập nhật, tìm tòi thường xuyên giúp nâng cao hiệu suất công việc. Thành thạo công cụ tin học văn phòng bao gồm:

  • Gõ bằng 10 ngón tay: việc này cần thời gian và sự chăm chỉ. Gõ nhanh giúp công việc xử lý văn bản, số liệu trở nên dễ dàng, nhanh chóng.
  • Sử dụng các phím tắt: là những tổ hợp phím giúp giảm thời gian sử dụng con trỏ chuột. Công việc trở nên nhanh hơn, thuận tiện hơn khi sử dụng phím tắt.
  • Thành thạo Microsoft Office 

Trên đây là những chia sẻ về những ngành học giúp người lao động có thể dễ dàng tìm được cơ hội việc làm. Vậy để làm văn phòng thì học ngành gì thì cũng cần nâng cao chuyên môn, kỹ năng làm việc. Hy vọng bạn đọc sẽ luôn cố gắng học tập rèn luyện vì lao động là vinh quang mà.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x