Brief là gì? Bí quyết xây dựng bản brief hoàn hảo

Dù bạn là dân kinh doanh hay nhà làm truyền thông thì chắc hẳn đã được nghe rất nhiều về thuật ngữ brief. Đây được xem là cánh cửa thần kỳ mở ra sự thành công của mọi chiến dịch marketing. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về brief và gì và bí quyết tạo nên bản brief hoàn hảo. 

Brief là gì? (Nguồn internet)

Brief là gì? 

Brief là bản tài liệu tóm tắt, được gửi từ khách hàng đến các công ty truyền thông- quảng cáo. Trong đó chứa đựng những thông tin cần thiết giúp các công ty hiểu hết được những yêu cầu mà khách hàng đưa ra.

Tầm quan trọng của brief trong marketing 

“Give me the freedom of a tight brief” (Ogilvy). Một bản tóm tắt hoàn hảo không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến khách hàng, mà còn truyền cảm hứng cho những người làm marketing để sáng tạo ra những hướng đi mới. 

Dưới đây là một số những lợi ích cơ bản mà bản brief mang lại: 

  • Xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch quảng bá, tiếp thị 
  • Thiết lập khung thời gian cho từng hoạt động để dễ dàng kiểm soát và theo dõi
  • Phân công công việc cho các thành viên hoặc các bên liên quan
  • Xác định thành công của chiến dịch thông qua các phép so sánh 
  • Xác định đối tượng cần hướng tới và kết quả muốn có được sau dự án hoặc chiến dịch

Các loại brief phổ biến hiện nay 

Creative Brief 

Creative brief là bản tóm tắt thông tin, do bên Account phụ trách viết, nhằm mục đích cung cấp các công tin cần thiết để khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho Creative Team. Tài liệu nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện một cách hiệu quả nhất, sáng tạo nhất, độc đáo nhất. 

Một bản Creative brief đầy đủ bao gồm: 

  • Thông tin về khách hàng 
  • Đặc điểm nổi bật của sản phẩm có thể tác động đến nhận thức và hành vi của nhóm công chúng mục tiêu 
  • Mục tiêu cụ thể của khách hàng sau chiến dịch 
  • Mô tả các nội dung công việc cần thực hiện 
  • Ngân sách dành cho chiến dịch 
Creative Brief là gì? ( Nguồn: internet)

Communication Brief 

Communication brief là bản tóm tắt thông tin giữa khách hàng và bộ phận Account của công ty. Tài liệu được xây dựng dựa trên nguyên tắc 5W1H, trả lời các câu hỏi What, When, Where, Why, Who và How về thương hiệu, sản phẩm giúp Agency lên chiến lược truyền thông hiệu quả. 

>> Có thể bạn quan tâm: Portfolio là gì? Gợi ý cách tạo Portfolio ấn tượng

Bản Communication đầy đủ bao gồm các nội dung sau: 

  • Mục đích khi thực hiện dự án.
  • Thông tin về đơn vị đầu tư, thương hiệu và sản phẩm. 
  • Mô tả cụ thể các yêu cầu và mục đích của dự án.
  • Thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp,…
  • Mục tiêu cụ thể ứng từng hoạt động cần thực hiện trong dự án.
  • Nhóm công chúng mục tiêu là ai?
  • Phạm vi thực hiện dự án.
  • Phân bổ về thời gian, nguồn tài chính cho dự án. 
Communication Brief ( Nguồn: internet)

Bí quyết xây dựng bản brief hoàn hảo 

Thông tin ngắn gọn, súc tích 

Một bản brief hoàn hảo phải cân bằng giữa hai yếu tố: thông tin ngắn gọn, hàm súc, nhưng đầy đủ những ý chính cần thiết cho agency. Việc bạn đưa quá nhiều thông tin vào một bản brief sẽ mang lại cảm giác thiếu chuyên nghiệp. Để làm tốt điều này, đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng chắt lọc, xử lý và tóm tắt thông tin. 

Xác định mục tiêu rõ ràng 

Bản brief cần thể hiện rõ những mục tiêu quan trọng và mong muốn của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án. Thông qua đó, Agency sẽ có thể dễ dàng bám sát nội dung và triển khai một cách phù hợp nhất. 

Để xác định mục tiêu dễ dàng hơn, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: 

  • Tại sao chúng ta cần dự án này?
  • Kỳ vọng và mong muốn từ dự án là gì?
  • Mục tiêu bạn hướng đến là gì? Nhu cầu của khách hàng là gì?
  • Có vấn đề nào mà chúng ta đang cố phải giải quyết không?
  • Đo lường, đánh giá mức độ thành công của dự án thông qua đâu?

Liệt kê đầy đủ thông tin về các bên liên quan 

Trong bản brief cần đưa ra đầy đủ thông tin về các bên liên quan, để tránh mất thời gian, công sức và tài chính khi có những trường hợp khẩn cấp cần liên hệ. 

Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ gián tiếp, doanh nghiệp sẽ đề ra được những kế hoạch, bước đi phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất.

Phân tích đối thủ cạnh tranh ( Nguồn: internet)

Phân bổ thời gian hợp lý 

Thời gian được xem như xương sống cố định, để Agency tuân thủ triển khai, đảm bảo hiệu quả dự án. Thời gian quá dài hay quá ngắn cũng sẽ làm ảnh hướng đến kết quả truyền thông. Vì vậy, người làm brief chuyên nghiệp sẽ phải biết xác định, phân bổ thời gian một cách hợp lý 

Dự trù ngân sách 

Dự án là một phần quan trọng để thực hiện các chiến dịch truyền thông. Khi lập bản brief, ngoài việc liệt kê các khoản thu chi liên quan đến dự án, doanh nghiệp cần phải cân nhắc bổ sung thêm ngân sách rủi ro, phòng trừ các trường huống khẩn cấp xảy ra 

Kết luận 

Như vậy, thông qua bài viết trên, Danvanphong.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Brief là gì và bật mí các bí quyết để tạo nên bản brief hoàn hảo. Hy vọng rằng những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn lập nên một bản brief hiệu quả, phục vụ tối đa hiệu quả cho chiến dịch truyền thông.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x