Làm QC là làm gì? Điều kiện để trở thành QC?

Nhân viên QC là làm gì? Công việc QC là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì công việc QC không phổ biến rộng rãi như các nghề khác cùng với tính chất công việc khác biệt nên nhiều người vẫn chưa rõ nhân viên QC phải làm những gì. Để hiểu rõ hơn về công việc QC bạn hãy tìm hiểu về ngành nghề này thông qua bài viết dưới đây.

Nhân viên QC là làm gì?

Công việc QC là làm gì?

Như đã nói ở trên thì nhân viên QC là vị trí trong các doanh nghiệp sản xuất. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công việc QC. Thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn QC với những ngành nghề khác. Để hiểu rõ công việc này chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu định nghĩa về nghề QC. 

QC là gì?

QC là viết tắt của Quality Control tức là bộ phận quản lý chất lượng. Hay nói cách khác nhân viên QC sẽ là người chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Mục tiêu của công việc QC là kiểm định, sửa chữa, khắc phục các sai sót, khuyết tật của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đồng thời QC cũng là người quản lý toàn bộ quá trình sản xuất để sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn khi đến tay khách hàng.

Nhân viên QC là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất

Nhân viên QC phải làm gì?

Công việc của nhân viên QC sẽ bao gồm:

  • Lập kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm
  • Lưu trữ hồ sơ nghiệm thu
  • Trao đổi thông tin chất lượng sản phẩm với khách hàng, chủ đầu tư,…
  • Đề phòng các rủi ro và đề xuất khắc phục trong quá trình sản xuất
  • Quản lý trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm

Vai trò của nhân viên qc

Nhân viên QC rất quan trọng vì họ là người quản lý chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất. Sản phẩm có chất lượng và tối ưu mới thu hút được khách hàng. Mà điều này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và kỹ năng của nhân viên QC. Dựa vào tính chất công việc, nhân viên QC được chia ra làm 3 vị trí chính:

  • Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào: Họ sẽ đảm nhiệm các công việc như kiểm tra các nguyên vật liệu với những tiêu chuẩn và chất lượng đã đề ra, làm việc với nhà cung ứng để nâng cao chất lượng nguyên liệu, theo dõi quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng sản xuất: Nhân viên QC ở vị trí này sẽ trực tiếp giám sát và quản lý quá trình sản xuất. Từ đó nâng cao và tối ưu hóa quá trình sản xuất sao cho đạt được hiệu quả và năng suất cao nhất.
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra: Đây cũng là một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra là người quản lý chất lượng sản phẩm cuối cùng có đạt đủ tiêu chuẩn hay không để đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhân viên QC có 3 vị trí chính

Mức lương của nhân viên QC

Đây là ngành nghề coi trọng kỹ năng và kinh nghiệm thực tế trong công việc. Vì thế, mức lương của nhân viên QC sẽ được các doanh nghiệp trả theo hiệu quả công việc và kinh nghiệm của nhân viên đó. Với những ứng viên có dưới 1 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ rơi vào khoảng 8 triệu đồng/tháng. Khi bạn có t 1 đến 4 năm ở vị trí QC thì mức lương sẽ tăng lên 9 – 12 triệu đồng và thậm chí có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng nếu như bạn được thăng chức lên trưởng phòng.

Mức lương nhân viên QC khá cao

Điều kiện để làm nhân viên QC?

Vậy cần làm gì để trở thành nhân viên QC? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn đắn đo nhất. Điều kiện để có thể trở thành QC  là ngành học mà bạn tốt nghiệp và kinh nghiệm của bạn trong ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.

Ngành học

Các ngành học mà các bạn có thể học để làm QC:

  • Ngành quản lý chất lượng
  • Ngành công nghệ thông tin
  • Ngành công nghệ thực phẩm

Ngoài ra các bạn có thể học các ngành khác tùy vào lĩnh vực mà bạn muốn theo đuổi như dệt may, cơ khí, kỹ thuật,…

Ngành học sẽ định hướng lĩnh vực bạn hành nghề QC

Kinh nghiệm

Như đã nói ở trên thì kinh nghiệm cũng rất quan trọng đối với nhân viên QC. Không chỉ là kinh nghiệm quản lý mà kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi cũng vô cùng quan trọng. 

Thường thì bạn phải có 1 đến 2 năm trong một lĩnh vực cụ thể thì mới có thể ứng tuyển làm nhân viên QC được. Nhưng vì khan hiếm nhân sự nên một số doanh nghiệp có thể nhận những bạn chưa có kinh nghiệm để đào tạo, tất nhiên là những bạn này phải tốt nghiệp các ngành liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

4 kỹ năng mà nhân viên qc cần có

Không chỉ cần tốt nghiệp các ngành liên quan là có thể làm nhân viên QC. Mà bạn cũng cần có những kỹ năng nhất định để có thể đảm nhận vị trí QC. Trong đó có 4 kỹ năng quan trọng sau.

Kỹ năng giám sát & quản lý chất lượng

Đây là kỹ năng thiết yếu phải có của mỗi nhân viên quản lý chất lượng. Nhân viên QC sẽ phải quản lý chặt chẽ và logic trong suốt quá trình sản xuất để đảm bảo được chất lượng và tiêu chuẩn đã đề ra. Kỹ năng này sẽ giúp QC tìm ra được các lỗi và các điểm chưa hoàn thiện có trên sản phẩm. Kỹ năng giám sát này đòi hỏi bạn phải là người quan tâm, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm từ đó có được sản phẩm hoàn thiện nhất đến khách hàng.

Kỹ năng quản lý, giám sát là điều kiện thiết yếu

Kỹ năng xử lý sự cố

Xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất là điều xuất hiện thường xuyên. Vì thế nhân viên QC phải là những người nhanh chóng đề ra giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Ngoài ra nhân viên QC còn là người lập phương án đề phòng các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sản xuất.

Kỹ năng sử dụng máy móc và thiết bị kỹ thuật

Tiếp xúc với các loại thiết bị máy móc là chuyện hàng ngày của nhân viên QC. Không những phải hiểu biết mà còn phải sử dụng thành thạo thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất. Vì bạn sẽ là người tham gia trực tiếp sử dụng các thiết bị kỹ thuật, dụng cụ đo đạc để kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ

Nhân viên QC sẽ phải báo cáo kết quả, độ hoàn thiện của sản phẩm cho doanh nghiệp, đối tác và khách hàng. Chưa kể đến QC là người sẽ lên ý tưởng để khắc phục và tối ưu hóa sản phẩm nhất có thể nên khả năng truyền đạt ý tưởng cũng vô cùng quan trọng. Sau giao tiếp đó là ngoại ngữ. Thành thạo các ngoại ngữ như Anh, Trung, Hàn, Nhật,… sẽ giúp bạn đọc được các tài liệu liên quan đến sản phẩm như thông số sản phẩm hoặc tiêu chuẩn chất lượng.

Không riêng gì QC, ngành nào cũng cần kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ

Bài viết đã giải thích về ngành nghề QC và các điều kiện để có thể trở thành một nhân viên QC. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu công việc nhân viên QC là làm gì. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tìm hiểu về các ngành nghề khác.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x