Điểm yếu của bản thân: Cách trả lời khôn khéo khi phỏng vấn

Điểm yếu của bản thân” là một trong những câu hỏi mà hiện nay nhà tuyển dụng luôn hỏi trong các buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao nếu như bạn trả lời câu hỏi hay và gây ấn tượng. Vậy làm sao trả lời khéo léo để được ghi điểm về điểm yếu? Hãy cùng mình tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Điểm yếu có tầm ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn?

1. Định nghĩa điểm yếu của bản thân là gì?

Điểm yếu của bản thân là khía cạnh, vấn đề hay một môn nào đó mà bạn không thể tiếp thu và học hỏi một cách dễ dàng. Bạn luôn cảm thấy tự ti và rất khó khăn để thực hiện được.  

2. Làm sao để biết được điểm yếu của bản thân?

Hầu hết các điểm yếu này xuất phát từ năng lực, kiến thức, trình độ và cả về mặt tâm lý. Để biết được điểm yếu của bản thân bạn chỉ cần:

  1. Cố gắng quan sát, phân tích và hiểu bản thân của mình: Một vấn đề nào đó mà bản thân bạn đã cố gắng học tập và phát triển nhưng sự cải thiện chỉ giậm chân tại chỗ và không có sự phát triển quá nhiều. 
  2. Hỏi ý kiến từ bạn bè, đồng nghiệp thân cận: Bạn hãy hỏi, tiếp nhận ý kiến và những đánh giá từ họ. Cuối cùng, bạn nên chọn lọc và đúc kết lại cho chính mình.
  3. Nhìn lại những nhận xét và đánh giá: Hãy nghĩ lại bạn từng trải qua những nhận xét nào từ người khác trong công việc, đời sống. Bạn hãy xem lại ý kiến, tự hỏi mình đã cải thiện tốt được những điểm đó hay chưa?

Có phải bạn luôn tự hỏi điểm yếu là gì mà nhà tuyển dụng luôn nhắc đến? 

Ví dụ một vài điểm yếu: 

  • Dễ bị cảm xúc chi phối
  • Môi trường làm việc tác động đến tinh thần làm việc rất nhiều
  • Chưa biết cách sắp xếp, lên kế hoạch theo thứ tự
  • Tùy hứng trong công việc quá nhiều
  • Ý kiến hay ngược chiều với số đông
  • Khó làm việc nhóm trong công việc

3. Vì sao nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu của bản thân?

Thực chất, nhà tuyển dụng đang muốn biết được bạn có trung thực với câu hỏi này hay không? Bạn sẽ làm gì với điểm yếu của mình? Quá trình bạn khắc phục nó như thế nào? 

Hiện nay, khi bạn tìm và lựa chọn một công việc nào đó để ứng tuyển, nhà tuyển dụng luôn hỏi bạn rằng “điểm yếu của bản thân là gì?”

Điều này họ sẽ suy ra và nhận xét về tính cách của bạn trong công việc như thế nào? Sự đánh giá và nhìn nhận ở chính bản thân mình ra sao? Có đáp ứng và phù hợp khi làm việc với họ hay không? 

3. Nên trả lời thế nào khi được hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn?

3.1. Không tránh né điểm yếu 

Bạn nên thành thật chấp nhận điểm yếu của bản thân là gì? Đừng nghĩ mình sẽ không đậu phỏng vấn khi nói về điểm yếu của thân. Bởi lẽ, ai cũng có điểm yếu, quan trọng là cách bạn nhìn nhận như thế nào? Không phải là bạn không có điểm yếu mà chỉ là bạn chưa suy xét lại mọi thứ để xem bạn đang yếu ở chỗ nào.

Trốn tránh chỉ làm cho điểm yếu đeo bám bạn mãi.

Khi bạn nói rõ ràng về điểm yếu của mình thì nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao vì:

  • Trung thực trong công việc 
  • Biết cách quan sát các vấn đề trong môi trường làm việc 
  • Sẵn sàng tiếp thu nhận xét
  • Hoàn thiện bản thân trong công việc

3.2. Chọn 1 điểm yếu ít liên quan đến việc đang phỏng vấn

Bạn hãy tìm hiểu kĩ tiêu chí tuyển dụng nơi mà bạn ứng tuyển. Hãy lựa chọn 1 điểm yếu nằm ngoài tiêu chí bắt buộc của nhà tuyển dụng. 

3.3. Cách bạn sẽ cải thiện điểm yếu như thế nào? 

Khi bạn đã đưa ra được điểm yếu của mình thì đừng quên cách giải quyết. Hãy cho nhà tuyển dụng biết:

  • Bạn đã từng trải qua việc cải thiện điểm yếu như thế nào? 
  • Bạn sẽ làm gì để giảm tối thiểu về việc điểm yếu đó ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc? 
  • Quá trình bạn rèn luyện cải thiện điểm yếu của mình như thế nào? 

Hãy cố gắng sắp xếp theo thứ tự khi bạn trình bày và kết quả của quá trình đó như thế nào nhé!

3.4. Không nên nói điều gì để bị mất điểm khi nói về điểm yếu?

  • Không nên nói “điểm yếu là cầu toàn” – Câu trả lời này là một trong những câu trả lời rất đại trà trong các cuộc phỏng vấn. 
  • Bạn phải hiểu cầu toàn là gì? 
  • Bạn có xét nét từng chi tiết nhỏ trong quá trình làm việc hay không? 
  • Có luôn phủi bỏ không nghe ý kiến từ người khác hay không? 
  • Nhà tuyển dụng thường ngán ngẩm khi nghe câu trả lời này vì họ cảm thấy là bạn đang vơ 1 điểm yếu nào đó để trả lời cho qua câu hỏi. Rất ít người có tính cách cầu toàn trong công việc. Vì thế, bạn nên hiểu rõ, cân nhắc để tránh trường hợp khi bị hỏi ngược lại thì bạn sẽ không biết cách đối đáp hoặc trả lời lệch hướng với câu trên.
  • Tránh trả lời quá dài dòng văn tự mà hướng giải quyết thì không có để khắc phục điểm yếu của bản thân.

Bạn đã cố gắng trau dồi để bản thân thay đổi trong thời gian qua thế nào?

Ví dụ các câu trả lời về điểm yếu khi phỏng vấn:

  1. “Tôi từng là một người dễ bị tác động và bị phân tán về cảm xúc trong cuộc sống và môi trường làm việc. Điều đó, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, tinh thần trong cuộc sống và công việc rất nhiều. Vì thế tôi dễ bị mất tập trung trong quá trình làm việc. Nhưng tôi đã đang trong giai đoạn cải thiện chúng nhiều hơn trước. Khi tôi rơi vào những trường hợp như thế, tôi đã cố gắng giữ vững bình tĩnh về tâm trạng và cảm xúc. Tôi luôn suy nghĩ tiêu cực để không bị ảnh hưởng nữa. Tôi đã làm được một thời gian và đã cải thiện hơn rất nhiều. Hiện nay, tôi vẫn trang duy trì thói quen đó.”
  2. “Vấn đề làm việc nhóm là một trong những điểm yếu của tôi, bản thân tôi thường có ý kiến trái chiều trong một tập thể. Vì thế, tôi luôn tự làm theo ý tưởng của mình và ôm những kế hoạch nhóm không san sẻ cùng mọi người. Đồng thời, cũng quên đi việc hỏi các ý kiến của đồng nghiệp trong công việc. Nhưng gần đây tôi đã có sự thay đổi rất nhiều, biết lắng nghe ý kiến, san sẻ công việc, kiểm soát bản thân trong quá trình làm việc nhóm để tránh việc bất đồng ý kiến. Tôi vẫn đang duy trì và cải thiện việc này cho đến thời điểm hiện tại. Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng để có thể hòa nhập hơn trong vấn đề công việc cùng với đồng nghiệp.”
  3. “Trước đây, tôi từng là người hay bị trì trệ, chậm chạp trong cuộc sống và công việc. Tôi rất khó để có thể làm việc ngay lập tức, chuyện gì cũng tạm gác lại. Điều đó khiến cho công việc và mọi thứ đều bị chậm đi so với mọi người xung quanh. Khi tôi nhận ra được điều đó, tôi đã đi hỏi bạn bè, những người có sự cầu tiến rất nhiều trong công việc để học hỏi. Từ đó, tôi lên kế hoạch để cải thiện. Tôi đã kiên trì thực hiện được hơn 3 tháng. Bây giờ, mọi thứ đều phát triển rất tốt. Tôi vẫn đang duy trì thói quen đó để bản thân tiếp tục học hỏi và trau dồi mọi thứ nhiều thêm”

Các cách trả lời khéo léo về điểm yếu của bản thân 

5. 5 Tips khắc phục điểm yếu của bản thân 

  • Hãy ngồi lại và viết 5 – 7 điểm yếu của bản thân 
  • Đưa ra cách giải quyết từng điểm một
  • Hãy cố gắng kiên trì để cải thiện điểm yếu. 
  • Lên kế hoạch kỹ lưỡng cho việc cải thiện 
  • Biết cách kiểm soát cảm xúc để không bỏ cuộc trong quá trình cải thiện. 

>> Có thể bạn quan tâm: Xin giấy khám sức khỏe xin việc: ở đâu? Chi phí bao nhiêu?

6. Kết luận

Tóm lại điểm yếu của bản thân là một trong những điều cần thiết để giúp mỗi cá nhân hoàn thiện hơn. Phía trên là bài viết hướng dẫn cách trả lời khi phỏng vấn cũng như là cách khắc phục về điểm yếu. Bạn có thể tham khảo, lên kế hoạch cho bản thân để khắc phục và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x