Bậc lương đại học các ngành nghề 2023

Theo quy định trong Nghị định số 24/2023/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/3/2023 quy định mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang  và bắt đầu được áp dụng từ ngày 01/07/2023. Vậy bậc lương đại học có thay đổi gì không ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp  thắc mắc đó.

1 Khái niệm bậc lương đại học

Bậc lương đại học các mức thăng tiến về tiền lương trong các ngạch của người lao động được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành. Mỗi bậc lương đại học tương ứng với một hệ số lương thường từ bậc 6 đến bậc 8 trong từng trường hợp cụ thể.

-Cách tính bậc lương đại học

  • Lương cơ bản được tính theo công thức là tích (x) của  hệ số lương và mức lương cơ sở .

(Tính từ ngày 1/7/2023 mức lương cơ sở tăng là 1.800.000 đồng/tháng)

  • Phụ cấp  được tính là tích của hệ số phụ cấp hiện hưởng x mức lương cơ sở.

Quá trình xây dựng bậc lương đại học để tính lương phù hợp cho từng cán bộ, công chức, viên chức hay người lao động là tương đối phức tạp. Cũng như các bậc lương khác thì bậc lương đại học phải đảm bảo đúng quy chuẩn pháp luật và quy định của nhà nước.

Bậc lương đại học là gì?

2 Quy định bậc lương đại học mới năm 2023

2.1 Bậc lương đại học công chức, viên chức năm 2023

Bậc lương đại học thuộc loại A là những người bắt buộc phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên gồm cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào các ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

c đối tượng được áp dụng hệ số lương công chức, viên chức:

+Cán bộ, công chức được hưởng lương, chế độ chính sách từ ngân sách nhà nước làm việc tại cơ quan, bộ máy, tổ chức nhà nước từ trung ương đến địa phương, đơn vị hành chính kinh tế đặc thù.

+Công chức, viên chức trong bộ máy hàng ngũ  lãnh đạo, quản lý nhận lương từ quỹ lương của đơn vị hành chính công lập.

+Các bộ, công chức, viên chức làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, dự án quốc tế được cấp phép có thẩm quyền theo quy định của nhà nước.

+Các cán bộ ở địa phương người làm việc không chuyên trách ở các xã, tổ dân phố.

+Các đối tượng khi xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và nhận tiền lương trợ cấp theo quy định pháp luật hiện hành: người đang đi học tập, điều trị bệnh; người trong thời gian thử việc, tập sự; người bị kỷ luật tạm đình chỉ công tác, tạm giam;người được nhà nước hỗ trợ chi phí sinh hoạt,..

Dưới đây là bảng chi tiết hệ số lương của viên chức hiện nay. 

Nhóm gạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10
Viên chức loại A0 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
Viên chức loại A1 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Viên chức loại A2 (Nhóm 1) 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78
Viên chức loại A2 (Nhóm 2) 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38
Viên chức loại A3( Nhóm 1) 6.2 6.56 6.92 7.28 7.64 8
Viên chức loại A3 (Nhóm 2) 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55

Một sinh viên đại học mới ra trường hoặc một viên chức trình độ đào tạo đại học khi bắt đầu làm việc tại cơ sở nhà nước thì hệ số lương cơ bản ban đầu được tính là 2,34. Tùy vào tính chất từng ngành nghề mà mỗi cơ quan nhà nước có mức phụ cấp khác nhau, trợ cấp nghề và độc hại khác nhau do vậy lương cơ bản thực lĩnh của bậc lương đại học của từng ngành nghề cũng khác nhau.

Mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/ tháng thành 1.800.000 đồng/ tháng, bậc lương đại học không đổi do vậy lương của công chức viên chức tính tăng theo mức lương cơ sở.

Lưu ý:

+Việc trả lương của từng cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của cơ quan mà họ làm việc.

+Khi chuyển sang bậc, ngạch lương mới mà bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối ngạch thì bậc cũ cao hơn được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

+Trong quá trình làm việc nếu có bổ sung chức danh thì cơ quan quản lý đề nghị ban hành chức danh và hướng dẫn nâng bậc lương phù hợp với chức danh.

2.2 Bậc lương của người lao động

Tùy theo nhu cầu tổ chức, sản xuất, kinh doanh mỗi công ty quy định thỏa thuận mức lương khác nhau với mỗi người lao động nhưng bắt buộc không được thấp hơn so với  mức lương quy định tối thiểu vùng.

Thang lương, bảng lương bậc lương đại học của người lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ, chuyên gia các chế độ phụ cấp,nâng bậc, tăng lương được tính theo hợp đồng lao động và phúc lợi của từng công ty tuân thủ dựa trên Bộ luật lao động.

Một số trường hợp quy định người lao động được nghỉ việc riêng và được hưởng nguyên lương không ảnh hưởng đến bậc lương của người lao động: Kết hôn (được nghỉ 03 ngày), con cái kết hôn (được nghỉ 01 ngày), tứ thân phụ mẫu, con mất (được nghỉ 03 ngày).

Quy định về tiền làm thêm ngoài giờ, tiền làm việc ban đêm: Ngày thường người lao động được tính thêm ít nhất 150% lương, ngày cuối tuần-ngày nghỉ hàng tuần tính thêm ít nhất 200% lương, ngày lễ-tết tính thêm ít nhất 300% lương; làm việc vào ban đêm được tính thêm ít nhất 30% lương.

3. Xét tăng lương theo bậc lương đại học như thế nào?

Căn cứ vào Quyết định số 51/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội ngày 13 tháng 01 năm 2014 về việc: Ban hành quy chế  nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn nâng bậc lương đối với công chức, viên chức, người lao động.

Xét tăng lương theo bậc lương đại học như thế nào?

-Những trường hợp được nâng bậc lương

+Sau 5 năm công tác (60 tháng) sẽ được xét nâng 1 bậc lương đối với những chuyên gia khi chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương.

+Đối với chức danh cao đẳng, đại học khi chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì  3 năm làm việc tại cơ sở (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng tối thiểu 01 bậc lương.

-Điều kiện cụ thể  xét nâng bậc lương thường xuyên

+Đủ thời gian công tác 

+Được cấp có thẩm quyền đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

+Không bị vi phạm kỷ luật trong số các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức

+Trường hợp bị kéo dài thời gian nâng bậc lương

  • Kéo dài 12 tháng với các trường hợp bị kỷ luật cách chức hoặc giáng chức
  • Kéo dài 6 tháng với các trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo
  • Kéo dài 3 tháng với các trường hợp bị kỷ luật khiển trách
  • Các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao và bị kỷ luật

-Làm thế nào để được nâng bậc lương sớm

+Thuộc đối tượng được nâng lương sớm: Làm việc và ký hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương nhà nước nhưng không tính lương theo nhiệm kỳ

+Được nâng bậc lương thường xuyên

+Có thành tích hoàn thành xuất sắc công việc trong quá trình công tác

-Tỷ lệ nâng bậc lương trước hạn

+Không quá 10% số lượng công chức, viên chức, người lao động tại thời điểm tính nâng lương.

+Số người thuộc tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời gian quy định được tính như sau: Cứ 10 người trong danh sách trả lương của cơ quan sẽ được lấy 01 người có thành tích xuất sắc nhất để được tính nâng bậc lương.

>> Có thể bạn quan tâm: Hệ số lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản 2023

Việc tính bậc lương đại học vẫn có nhiều thay đổi để sát với thực tế. Các cơ quan trong và ngoài nhà nước vẫn có rất  nhiều những chính sách để thu hút người tài, tránh chảy máu chất xám. Trong tương lai, chắc chắn mức lương và bậc lương đại học vẫn sẽ có nhiều cải thiện hơn để giữ chân người tài.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x