4P trong Marketing là gì? Áp dụng 4P trong doanh nghiệp hiệu quả

Bạn muốn theo ngành marketing? Bạn muốn phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp? Chắc chắn, bạn không thể bỏ qua khái niệm 4P trong marketing. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các nhân tố 4P trong marketing là gì? Làm thế nào áp dụng 4P trong doanh nghiệp cho hiệu quả nhé.

4P trong Marketing là gì?

Lần đầu tiên khái niệm marketing mix hay marketing hỗn hợp được nhắc đến trong bài báo của giáo sư Neil Borden vào năm 1949. Sau đó năm 1960, giáo sư E. Jerome McCarthy đã rút gọn còn 4 yếu tố trong marketing. Ngày nay, chúng ta gọi 4 yếu tố đó chính là 4P trong marketing. 

4 chữ P trong marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Kênh phân phối, Promotion (Xúc tiến). Mỗi chữ P là mỗi chiến lược khác nhau và áp dụng hài hòa 4 chữ P trong chiến lược marketing để được hiệu quả nhất.

4 yếu tố trong 4P Marketing

Product (Sản phẩm)

Sản phẩm ở đây bao gồm cả hữu hình và vô hình hay hàng hóa và dịch vụ. Khi nghiên cứu phát triển một sản phẩm, bạn phải làm sao thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, để khi khách hàng dùng sẽ quay trở lại lần 2 rồi lần 3 và có thể giới thiệu cho người thân, bạn bè xung quanh.

4 yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm:

  • Sản phẩm là hàng sản xuất xuất hàng loạt hay theo đơn đặt hàng
  • Sản phẩm là hàng tiện dụng; hàng mua sắm; mặt hàng đặc biệt hay hàng thụ động
  • Sản phẩm là mới có trên thị trường hay đã tồn tại trên thị trường
  • Kiểm tra toàn diện các yếu tố liên quan trước khi cho sản phẩm ra mắt thị trường để không bị bất kỳ một lỗi nhỏ

Đầu tiên cần có sản phẩm tốt thì thực hiện các chiến lược tiếp theo dễ dàng hơn.

Price (Giá cả)

Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng bán hàng. Cũng như doanh thu của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Chiến lược giá trong 4P Marketing

Công thức tính giá:

Giá bán = Giá vốn + Lợi nhuận

Giá vốn = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập hàng) + Chi phí phát sinh (vận chuyển/ quảng cáo…)

Bạn có thể áp dụng các chiến lược sau:

Chiến lược giá cao: Doanh nghiệp phát triển các mặt hàng/dịch vụ đặc biệt, độc quyền, chất lượng tốt. Thì có thể áp dụng theo chiến lược này. Giá của doanh nghiệp bạn sẽ cao hơn giá các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Chiến lược giá thấp: Giá của sản phẩm đưa ra thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp theo chiến lược này cần tận dụng nguồn lực sản xuất, thắt chặt các chi phí đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

Chiến lược hớt váng sữa: Doanh nghiệp sẽ tung sản phẩm mới với giá thành cao nhằm mục đích  khẳng định chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược giá thâm nhập thị trường: Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này khi ra mắt các sản phẩm mới. Doanh nghiệp sẽ giảm giá sản phẩm xuống thấp nhất có thể để thu hút khách hàng mua hàng và từ đó mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Chiến lược này áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh như bột giặt, nước uống…

Chiến lược giá cạnh tranh: Bạn tìm hiểu giá đối thủ và định giá bán sản phẩm bằng đối thủ để cạnh tranh trực tiếp.

Place (Địa điểm)

Bạn cân nhắc đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn là ai để đưa ra các các kênh phân phối phù hợp. Có 2 loại phân phối như sau:

Phân phối trực tiếp: Doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, cho người tiêu dùng không thông qua bất cứ trung gian nào. Doanh nghiệp có cửa hàng, đội ngũ bán hàng, website bán hàng… Hiện nay, doanh nghiệp sử dụng livestream, bán trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội cũng là cách bán hàng trực tiếp.

Phân phối gián tiếp: Doanh nghiệp phân phối sản phẩm qua kênh trung gian như các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng, siêu thị…

Các kênh phân phối trung gian

Bán qua kênh trung gian có thể làm tăng chi phí bán vì cần chiết khấu % lợi nhuận cho các kênh trung gian. Kênh phân phối này thường áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn.

Promotion (Xúc tiến)

Chữ P thứ 4 có thể hiểu là truyền thông và tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Để khách hàng mua sản phẩm, họ cần biết về sản phẩm, có ấn tượng và muốn sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Chiến lược promotion trong 4P Marketing

3 công cụ cơ bản truyền thông như sau:

  • Marketing trực tiếp: Bán hàng trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tại nhà, marketing trực tiếp qua điện thoại (Telemarketing), in tờ rơi, catalog quảng cáo.
  • Quảng cáo: Doanh nghiệp triển khai các kênh quảng cáo truyền thống như đài phát thanh, truyền hình, báo chí hoặc tạp chí,…quảng cáo trên internet, nền tảng xã hội, các kỹ thuật ads online khác,…
  • Quan hệ công chúng:PR/Quan hệ công chúng/Tuyên truyền, các chương trình tài trợ hoặc tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và sự kiện

Dựa vào ngân sách và khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường để doanh nghiệp xác định phương án nào phù hợp và lựa chọn.

>> Có thể bạn quan tâm: Trade Marketing là gì? 4 nhiệm vụ cần làm nhất của Trade Marketer

Vai trò của chiến lược Marketing 4P đối với doanh nghiệp

Tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, chất lượng tốt hơn

Để chiến lược 4P trong Marketing thành công, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp phát triển ra sản phẩm chất lượng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cải tiến mẫu mã, tiêu chuẩn các sản phẩm cũ để tăng giá trị cho người tiêu dùng cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng

Trên thị trường sản phẩm ngày càng đa dạng và phát triển, vì vậy doanh nghiệp không ngừng tìm tòi, sáng tạo, cải tiến để có những sản phẩm chất lượng với giá thành cạnh tranh. Doanh nghiệp luôn giải quyết các yếu tố 4P trong marketing để tạo lợi thế cạnh tranh và chiếm thị phần.

Tăng giá trị và sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Để mục tiêu 4P trong marketing là đưa sản phẩm rộng khắp trên thị trường nên doanh nghiệp có các chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Những hoạt đồng này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp nhiều người biết đến hình ảnh doanh nghiệp hơn. Doanh nghiệp tạo thương hiệu trên thị trường.

Gia tăng lợi ích cho người dùng

Với chiến lược 4P trong marketing, doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng mà giá cả cạnh tranh. Vì vậy người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng, tiện ích hơn.

Ưu và nhược điểm của chiến lược 4P Marketing

Ưu điểm

Tương tác với khách hàng dễ dàng: Thông qua nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp dễ dàng nhận các phản hồi từ người tiêu dùng về thương hiệu. Nếu nhận càng nhiều phản hồi tích cực thì chiến lược của doanh nghiệp đang hướng tới đúng đối tượng.

Đo lường các thông số dễ dàng: Ngày càng nhiều công cụ giúp doanh nghiệp đo lường các chỉ số của các chiến dịch tung ra. Từ các chỉ số này, doanh nghiệp rút kinh nghiệm để các chiến dịch lần sau thực hiện tốt hơn.

Dễ dàng tiếp cận được khách hàng mục tiêu thông minh: Dịch vụ quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đó cũng chính là những người đang có nhu cầu thực sự.

Nhược điểm

Tạo cảm giác bị làm phiền: Đối với người tiêu dùng họ cảm thấy bị theo dõi, luôn gợi ý mua sản phẩm. Mặc dù có những gợi ý phù hợp và những gợi ý không phù hợp với họ.

Dễ bị bỏ qua: Ngày nay, việc tiếp cận khách hàng mục tiêu rất dễ dàng. Thông qua tiếp thị nhưng rất dễ người tiêu dùng bỏ qua. Qua các phương tiện quảng cáo, người dùng chỉ cần cuộn xuống hoặc bỏ qua quảng cáo.

Cạnh tranh khốc liệt: Ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Vì vậy 4P trong marketing doanh nghiệp chú trọng phát triển nên ngày càng cạnh tranh. Doanh nghiệp luôn sáng tạo nội dung phù hợp với từng phân khúc thị trường.

6 bước phát triển 4P trong marketing hiệu quả nhất

Bước 1: Xác định USP của doanh nghiệp

Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là giá trị chỉ có sản phẩm của doanh nghiệp bạn có.

Qua khảo sát người tiêu dùng, bạn tìm ra giá trị riêng, nổi bật sản phẩm của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Tiếp theo, bạn cần xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi sau đây:

  • Đối tượng nào sẽ mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Khách hàng gặp phải khó khăn gì?
  • Người tiêu dùng mong muốn gì đối với sản phẩm của doanh nghiệp?

Xác định khách hàng mục tiêu

Qua đó, doanh nghiệp đã có thể xác định được khách hàng mục tiêu. Qua đó đưa ra cải tiến sản phẩm đánh trúng tâm lý khách hàng và lên kế hoạch, chiến lược tiếp thị phù hợp.

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Bạn cần tìm hiểu về giá bán, chính sách bảo hành, chất lượng, ưu đãi… của đối thủ ra sao. Từ đó có chiến lược về giá và lợi thế của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định hiệu quả các kênh phân phối doanh nghiệp đang áp dụng

Bạn cần biết khách hàng mua hàng qua kênh phân phối nào,  địa điểm ở đâu. Từ đó đưa ra các kênh phân phối phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Bước 5: Xây dựng và phát triển chiến lược truyền thông

Xác định được khách hàng mục tiêu, giá bán sản phẩm thì đến bước này bạn cần truyền thông sản phẩm đến khách hàng.

Với kênh truyền thông nào thì bạn cần làm nổi bật tính năng, lợi ích của sản phẩm, để thu hút khách hàng tiềm năng.

Bước 6: Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Cuối cùng, doanh nghiệp cần kiểm tra các yếu tố trên đã khớp với nhau chưa nhằm mang đến hiệu quả chiến lược vượt trội. 4P trong marketing đều phụ thuộc với nhau và có sự liên quan mật thiết. Nhằm tạo nên một chiến lược thông minh và thành công. Vì vậy, doanh nghiệp cần dành thời gian đánh giá và đo lường sự kết hợp của 4P thường xuyên.

Kết luận

Ngày nay, chúng ta thấy có 6P, 7P, 15P nhưng chúng đều xuất phát từ 4P. Vì vậy chúng ta cần nắm vững 4P đầu tiên. Chúc các bạn vận dụng 4P trong marketing một cách linh hoạt. Để phát triển doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mô.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x