Hướng dẫn cách tra cứu mã định danh nhanh nhất

Tra cứu mã định danh là một việc cần thiết. Nếu như bạn chưa biết làm thế nào để tra cứu thì hãy đọc bài viết này. Dân Văn hòng sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhanh nhất trong bài viét dưới đây. 

1. Mã định danh là gì?

Mã định danh là một dãy số riêng biệt của mỗi công dân Việt Nam bao gồm 12 chữ số, được cấp bởi Bộ Công an. Đối với người đã có Căn cước công dân (CCCD), mã định danh chính là số CCCD. 

Mã định danh trên CCCDMã định danh trên CCCD

Mã định danh không phải là một dãy số ngẫu nhiên mà có cấu trúc như sau:

– 3 số đầu: Là mã tỉnh của tỉnh thành mà công dân được sinh ra (theo giấy khai sinh). Ví dụ: Công dân sinh ra tại Thành phố Hồ Chí Minh có mã định danh là: 079xxxxxxxxx, công dân sinh ra tại tỉnh Long An có mã định danh là: 080xxxxxxxxx.

– Số thứ 4: Là mã giới tính và thế kỷ. Công dân nam được sinh ra vào thế kỷ 19 (1900 – 1999) sẽ có ký tự thứ 4 trong mã định danh là 0, công dân nữ được sinh ra trong khoảng thời gian này sẽ có ký tự thứ 4 trong mã định danh là 1. Công dân nam được sinh ra vào thời gian 2000 – 2099 có số thứ 4 trong mã định danh là 2. Công dân nữ được sinh ra trong thời gian này có số thứ 4 trong mã định danh là 3, cứ cộng thêm 1 đơn vị như thế cho những thế kỷ tiếp theo để hình thành dãy số liên tục, nữ lớn hơn nam một đơn vị trong một thế kỷ  (ở mỗi thế kỷ mới thì cộng 1 đơn vị cho nam trước rồi đến nữ).

Vậy mã định danh của công dân nam sinh ra tại Long An trong khoảng thời gian 1900-1999 là: 0800xxxxxx 

– 2 ký tự tiếp theo: Là mã năm sinh của công dân. Ví dụ: Công dân sinh năm 1973 có mã năm sinh là 73, công dân sinh năm 2003 có mã năm sinh là 03.

Vậy mã định danh của công dân nam sinh năm 1973 tại Long An là: 080073xxxxxx.

-6 chữ số cuối: là các số ngẫu nhiên. Ví dụ: mã định danh của một công dân nam sinh năm 1973 tại Long An là: 080073123456.

>> Có thể bạn quan tâm: [Bật mí] Cách live trên Shopee hiệu quả cho người mới

2. Cách tra cứu mã định danh cho người đã có CCCD/ CMND

Đối với người đã có CCCD thì mã định danh chính là số CCCD được thể hiện trên CCCD. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu mã định danh của mình bằng việc sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc ứng dụng VNEID.

2.1 Sử dụng cổng dịch vụ công quốc gia

Nếu bạn đã có tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia, thực hiện các bước sau:

-Bước 1: Bạn truy cập trang web cổng dịch vụ công quốc gia tại: 

https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

-Bước 2: Tại trang chủ của Cổng dịch vụ công quốc gia, chọn biểu tượng menu  (3 dấu gạch ngang) ở góc phải, phía trên màn hình. Sau đó bạn chọn “Đăng nhập”.

Biểu tượng menu Chọn “Đăng nhập”

-Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập gồm số CCCD, mật khẩu và mã xác thực  được cung cấp rồi chọn “Đăng nhập”.

-Bước 4: Bấm vào biểu tượng menu phía trên màn hình (giống biểu tượng ở bước 2), sau đó bấm vào phần tên của bạn ở phía dưới màn hình.

-Bước 5: Bạn bấm chọn phần “ Thông tin cá nhân”

Bấm vào tên của bạn Chọn “Thông tin cá nhân”

-Bước 6: Bên dưới phần “Thông tin tài khoản”, bấm chọn “Thông tin định danh”. Phần “Số CMT/CCCD (12 số)” chính là mã định danh của bạn. Ngoài ra, trong mục “Thông tin cá nhân” còn thể hiện các thông tin cá nhân khác của bạn như: ngày sinh, giới tính, số điện thoại,…

Chọn “Thông tin định danh” Mã định danh của bạn

Nếu bạn chưa có tài khoản, sau đây là các bước đăng ký tài khoản:

-Bước 1: Bạn truy cập trang web cổng dịch vụ công quốc gia tại: 

https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

-Bước 2: Tại trang chủ của Cổng dịch vụ công quốc gia, chọn biểu tượng 3 dấu gạch ngang ở góc phải, phía trên màn hình. Sau đó bạn chọn “Đăng ký”.

-Bước 3: Chọn “ Công dân” ở phía trên và “Thuê bao di động” bên dưới phần “Xác định mức độ trung bình IAL2”.

-Bước 4: Bạn nhập các thông tin cá nhân và nhập mã xác thực rồi chọn “Đăng ký”. Lưu ý: Số điện thoại phải là số điện thoại chính chủ, thông tin người đứng tên số điện thoại phải khớp với thông tin của CMT/CCCD của bạn.

Chọn phương thức đăng ký Nhập thông tin đăng ký

-Bước 5: Nhập mã OTP được gửi vào tin nhắn qua số điện thoại của bạn rồi chọn “Xác nhận”.

-Bước 6: Tạo mật khẩu rồi chọn “Đăng ký”.

Nhập mã OTP Tạo mật khẩu và chọn “Đăng ký”

Sau đó bạn thực hiện các bước như người đã có tài khoản đã được hướng dẫn ở trên để xem mã định danh của mình.

2.2 Sử dụng ứng dụng VNEID

-Bước 1: Truy cập ứng dụng VNEID, nhập thông tin của bạn và chọn “đăng nhập”

– Bước 2: Bấm vào khung ảnh của bạn ở phía trên, góc trái màn hình. Tại đây bạn có thể xem mã định danh và các thông tin cơ bản khác của mình.

Đăng nhập VNEID Bấm vào ảnh của bạn Mã định danh của bạn

3. Cách tra cứu mã định danh cho người chưa có CCCD/CMND

3.1 Xem mã định danh trên giấy khai sinh mẫu mới

Theo Luật Căn cước công dân năm 2014, hiệu lực từ 01/01/2016, công dân sẽ được cấp mã định danh khi đăng ký khai sinh.

Giấy khai sinh mẫu mới gồm các thành phần: Họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; nơi sinh; quê quán; số định danh cá nhân (mã định danh); thông tin cha, mẹ; thông tin người đi khai sinh; nơi đăng ký khai sinh; ngày, tháng, năm đăng ký.

Vậy, giấy khai sinh mẫu mới có bao gồm cả mã định danh cá nhân trên giấy khai sinh. Do đó, nếu giấy khai sinh của bạn là giấy khai sinh mẫu mới thì bạn chỉ cần xem phần “Số định danh cá nhân” trên giấy khai sinh. Dãy số nằm bên phải cụm từ “Số định danh cá nhân” chính là mã định danh của bạn.

Mã định danh trên giấy khai sinh mẫu mớiMã định danh trên giấy khai sinh mẫu mới

3.2 Cách tra cứu mã định danh cho người dùng giấy khai sinh mẫu cũ

Trường hợp giấy khai sinh của bạn là mẫu cũ (từ năm 2016 trở về trước), mã định danh sẽ không được thể hiện trên giấy khai sinh. Do đó bạn không thể xem mã định danh trên giấy khai sinh của mình. Nếu bạn cần mã định danh cá nhân, bạn có thể đến cơ quan công an cấp xã để làm thủ tục yêu cầu cấp mã định danh cá nhân. Quy trình cấp mã định danh tại cơ quan công an như sau:

-Bước 1: Công dân hay người đại diện hợp pháp của công dân đến cơ quan công an cấp xã theo địa chỉ thường trú của công dân để yêu cầu cấp văn bản thông báo.

-Bước 2: Cơ quan công an cấp xã nơi công dân thường trú tiến hành kiểm tra thông tin công dân tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau đó in Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Về thời gian: Ngay sau khi công dân yêu cầu 

Về chi phí: miễn phí

Chuẩn bị: Cần chuẩn bị và xuất trình giấy tờ hợp lệ như chứng minh thông tin công dân hay người đại diện hợp pháp khi được yêu cầu xuất trình.

*Lưu ý: Khi có nhu cầu được cung cấp mã định danh, công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân chỉ cần đến cơ quan công an. Chỉ có các cơ quan công an mới có thẩm quyền cung cấp mã định danh. Vì thế, các công dân/ người thân cần hết sức cảnh giác trước các chiêu trò của những đối tượng ngỏ ý giúp đỡ tra cứu mã định danh vì đây hoàn toàn là chiêu trò lừa đảo. 

Khi cần cấp mã định danh, các bạn chỉ cần đến cơ quan cấp xã mà mình đăng ký thường trú để làm thủ tục xin cấp mã định danh hoàn toàn miễn phí. 

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách tra cứu mã định danh, Dân văn phòng hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, đừng quên truy cập website của Dân Văn phòng nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x