Các phong cách ngôn ngữ và cách nhận biết

Các phong cách ngôn ngữ là phương thức biểu đạt mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, để nhận biết và phân biệt các phong cách ngôn ngữ không phải là một điều dễ dàng. Vì vậy, bài viết dưới đây chính là chìa khóa giúp bạn giải mã mọi thắc mắc về các phong cách ngôn ngữ.

1. Phong cách ngôn ngữ là gì?

Phong cách ngôn ngữ có thể hiểu đơn giản là phương thức diễn đạt ngôn ngữ (nói và viết) trong các hoàn cảnh giao tiếp. Mỗi phong cách ngôn ngữ sẽ có các đặc điểm, vai trò, mục đích,… khác nhau để phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

2. Các phong cách ngôn ngữ

Có 06 loại phong cách ngôn ngữ bao gồm: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ hành chính.

2.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là những ngôn từ được chúng ta sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có chức năng truyền đạt thông tin, trao đổi ý nghĩ, bày tỏ tình cảm,… của người nói đến một đối tượng nào đó.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở 2 dạng: nói (trò chuyện, phát biểu,…) và viết (nhắn tin, nhật ký, thư từ,…).

>> Có thể bạn quan tâm: Top 3 trang bán hàng online uy tín, giá rẻ tại Việt Nam

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtPhong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2.2 Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học là dạng phong cách ngôn ngữ dễ dàng bắt gặp trong sách giáo khoa, giáo án, luận văn,… Chức năng của phong cách ngôn ngữ khoa học là truyền đạt thông tin trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

Phong cách ngôn ngữ khoa học tồn tại ở 2 dạng: nói (nói chuyện khoa học, bài giảng,…) và viết (luận án, báo cáo,…).

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ khoa học

2.3 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong các văn bản nghệ thuật (truyện ngắn, ca dao, tuồng,…), văn bản chính luận, báo chí,… Phong cách ngôn ngữ khoa học mang chức năng tương tự phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – truyền đạt thông tin, nhưng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tồn tại ở 2 dạng: nói (kịch, ca hát, chèo,…) và viết (thơ, truyện,…).

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 

2.4 Phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận được sử dụng phổ biến trong các cuộc hội thảo, hội nghị, cuộc họp chính trị,… Phong cách ngôn ngữ chính luận có chức năng truyền đạt, trao đổi thông tin một cách rõ ràng, lành mạch trong các cuộc giao tiếp liên quan đến chính trị, xã hội, tư tưởng,… 

Phong cách ngôn ngữ chính luận tồn tại ở 2 dạng: nói (phát biểu về thời sự, chính trị, văn hóa,…) và viết (văn, thơ, bài phát biểu về chính trị, văn hóa, xã hội,…).

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận

2.5 Phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí là một trong những phong cách ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực báo chí (tin tức thời sự, truyền thông, quảng cáo,…). Phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng để thông báo và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng.

Phong cách ngôn ngữ báo chí tồn tại ở 2 dạng: nói (quảng cáo, tin tức truyền hình,…) và viết (thông cáo báo chí, tạp chí,…). 

Phong cách ngôn ngữ báo chíPhong cách ngôn ngữ báo chí

2.6 Phong cách ngôn ngữ hành chính

Phong cách ngôn ngữ hành chính là một phong cách ngôn ngữ ít phổ biến, chúng được sử dụng chủ yếu trong các văn bản hành chính – công vụ nhất định. 

Phong cách ngôn ngữ hành chínhPhong cách ngôn ngữ hành chính

3. Cách nhận biết các phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ Cách nhận biết Ví dụ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt sử dụng ngôn từ gần gũi, mang đậm tính cá nhân và không quá chú trọng tính nghi thức trang trọng.
  • Tính cụ thể: Có hoàn cảnh nhất định, không gian thời gian rõ ràng, có nội dung, hình thức và có người giao tiếp. Đồng thời, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có xu hướng biểu đạt ngôn từ mang tính đặc trưng riêng.
  • Tính cảm xúc: Mỗi câu từ được thể hiện bằng giọng điệu, phong cách đặc trưng riêng của từng đối tượng và được thể hiện cảm xúc rõ ràng.
  • Tính cá thể: giọng điệu, lời văn, cách dùng từ ngữ mang đậm tính cá nhân của từng nhân vật. Thông qua đó, người đọc/người nghe dễ dàng phân biệt được độ tuổi, giới tính, cảm xúc,… của người nói/viết.
Tin nhắn, nhật ký, cuộc trò chuyện thường ngày,…
Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Tính trừu tượng, khái quát: Sử dụng ngôn ngữ chuyên môn của từng ngành, từng nghề cụ thể. Văn bản khoa học luôn được trình bày khái quát theo phân cấp cụ thể từ lớn đến nhỏ, từ cao xuống thấp và từ khái quát đến cụ thể.
  • Tính logic, lí trí: Ngôn từ rõ ràng, rõ nghĩa, không mang quá nhiều hàm ý, không sử dụng câu mang tính tình cảm và không chứa các nghệ thuật tu từ. Lời lẽ mang tính mạch lạc, nhất quán và liên kết chặt chẽ với nhau.
  • Tính khách quan và phi cá thể: Ngôn ngữ khoa học mang ngữ khí ôn hòa và ít thể hiện quan điểm cá nhân.
Sách giáo khoa, luận án, bài giảng khoa học,…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
  • Tính hình tượng: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được lồng ghép khéo léo các biện pháp tu từ phổ biến như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…
  • Tính cảm xúc: ngôn từ được trau chuốt và mang ngữ điệu có tính cảm xúc cao.
  • Tính cá thể: lời văn, biểu cảm, phong cách… thể hiện rõ dấu ấn riêng của từng nhân vật.
Thơ, ca dao, tiểu thuyết, kịch,…
Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • Phong cách ngôn ngữ chính luận thường sử dụng ngôn từ có liên quan đến chính trị, câu văn được liên kết với nhau một cách logic. Đồng thời, nghệ thuật tu từ được lồng ghép vào câu văn nhằm thể hiện sự chặt chẽ và rạch ròi của ý văn.
  • Tính công khai về quan điểm chính trị: Thông tin được thể hiện rõ ràng, chính xác và chuẩn mực. Câu văn rõ nghĩa, ngắn gọn và súc tích.
  • Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Có sự liên kết chặt chẽ trong lời văn, mang tính nhất quán và chuẩn xác.
  • Tính truyền cảm, thuyết phục: giọng văn được thể hiện hùng hồn, tha thiết, tròn vành rõ chữ và gây ấn tượng mạnh với người đọc/người nghe.
Tác phẩm “Nam Quốc Sơn Hà”, bản “Tuyên ngôn độc lập”, hội nghị, cuộc giao tiếp chính trị,…
Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • Phong cách ngôn ngữ báo chí đề cao sự phong phú của từ vựng, câu văn được thể hiện ngắn gọn, đủ ý và đủ sức thuyết phục người đọc/người nghe. Ngoài ra, biện pháp tu từ chính là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả cho phương thức diễn đạt này.
  • Tính thông tin thời sự: thông tin được cập nhật nhanh chóng, đúng thời điểm xảy ra sự việc và hiện tượng.
  • Tính ngắn gọn: Thông tin truyền đạt vừa đủ, không lan man và dài dòng.
  • Tính sinh động, hấp dẫn: Cách biểu đạt ngôn từ thu hút và gây ấn tượng sâu sắc.
Thời sự, bài báo, tiểu phẩm, thông cáo báo chí,…
Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • Phong cách ngôn ngữ hành chính là văn bản chứa các câu văn dài mang nhiều ý văn và được tách dòng để phân biệt từng ý.
  • Tính khuôn mẫu: yêu cầu chuẩn xác về khuôn mẫu của từng loại văn bản hành chính khác nhau.
  • Tính minh xác: Chuẩn xác trong từng câu văn, không mang tính cảm xúc và hình tượng. 
  • Tính công vụ: Sử dụng quốc ngữ. Không dùng những từ ngữ mang tính tình cảm, cá nhân và biểu hiện quan hệ quá rõ ràng.
Hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, đơn xin phép,…

4. Kết luận

Ở bài viết trên, chúng tôi đã liệt kê những khái niệm và đặc trưng riêng của các phong cách ngôn ngữ. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt các phong cách ngôn ngữ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x