[ Bật mí] Ứng dụng 4C trong marketing – Lời giải cho bài toán tiếp thị 4.0

Mô hình Marketing 4C dần lên ngôi với tính thực tiễn cao, giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng. Vậy làm thế nào để áp dụng chiến lược 4C trong marketing một cách hiệu quả? 

4C trong marketing là gì?

4C trong marketing là một khung chiến lược được sử dụng để áp dụng vào các khía cạnh quan trọng về việc xây dựng marketing hiệu quả, gồm 4 yếu tố: Customer, Cost, ConvenienceCommunication

4C trong Marketing bao gồm 4 yếu tố: Customer, Cost, Convenience và Communication.

4 yếu tố trong mô hình 4C

Customer Solutions – Giải pháp cho khách hàng

4C tập trung vào Customer Solutions chính là giải pháp dành cho khách hàng. Nhắc nhở doanh nghiệp mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường phải là một giải pháp hiệu quả giúp khách hàng giải quyết được vấn đề của mình chứ không đơn thuần chỉ là mục đích giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận. 

Để làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thấu hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu của mình, nắm bắt được nhu cầu và những điểm đau của họ để tập trung giải quyết vấn đề của khách hàng.

Tập trung vào việc đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng

Có thể kể đến 3 khía cạnh doanh nghiệp nên tập trung vào như sau: 

  • Giá trị sản phẩm: Sản phẩm đó có thật sự phù hợp với khách hàng hay không.
  • Lợi thế cạnh tranh: Xác định rõ điều gì của doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Đảm bảo rằng khách hàng thật sự wow chỉ khi họ lựa chọn sản phẩm của bạn.
  • Xác định tầm nhìn thương hiệu: Tầm nhìn thương hiệu lớn mạnh và hướng đến mục tiêu dài hạn. 

Customer Cost – Chi phí khách hàng bỏ ra

Chữ C thứ 2 của mô hình 4C Marketing bao gồm các yếu tố như chi phí bảo hành, chi phí khách hàng bỏ ra để mua món hàng, giữ xe,… Chữ “cost” ở đây để nói về giá trị khách hàng nhận được cũng như sự hài lòng.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần tập trung cung cấp giá trị tốt hơn so với đối thủ của mình để tạo sự hấp dẫn và tăng trải nghiệm hài lòng cho khách hàng.

Tối ưu mức chi phí để tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho khách hàng

Để đáp ứng những tiêu chí đó doanh nghiệp cần cân nhắc đến những vấn đề sau: 

  • Xác định mức giá cả cạnh tranh, đảm bảo rằng khách hàng nhận được giá trị tương xứng với số tiền họ chi trả.
  • Mức giá bán của doanh nghiệp như vậy có đảm bảo lợi nhuận hay không.
  • Mức chi phí khách hàng sẽ chi trả để được sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn để cân đối mức giá chuẩn xác hơn.

Convenience – Sự thuận tiện

Trong thị trường đang ưu tiên mọi thứ phải tiện lợi và nhanh chóng nên Convenience được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp cần áp dụng nếu không muốn bị đào thải.

Yếu tố này đi sâu vào việc đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Sự tiện lợi có thể bao gồm các yếu tố như:

  • Khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm.
  • Tiện ích trong quá trình mua hàng và sử dụng.
  • Khả năng đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt đối với nhu cầu khách hàng.

Tiện lợi trong mọi trải nghiệm để nâng cao sự hài lòng của khách hàng

>>Có thể bạn quan tâm: [CHIA SẺ] TOP 6 cách viết content kiếm tiền dễ dàng nhất

Communication – Giao tiếp

Cuối cùng là yếu tố Communication. Giao tiếp chính là yếu tố then chốt tương tác giữa mối quan hệ giữ chân khách hàng. Yếu tố này đòi hỏi sự tương tác 2 chiều giữa doanh nghiệp và người mua. Với sự bùng nổ của Internet thì việc tối ưu chăm sóc giao tiếp online đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Yếu tố Communication luôn nhắc nhở doanh nghiệp cần phải:

  • Luôn tiếp thu đóng góp ý kiến, lắng nghe phản hồi của khách hàng. 
  • Hỗ trợ bất cứ khi nào khách hàng cần.
  • Luôn cập nhật những tin tức mới nhất về sản phẩm và doanh nghiệp kịp thời phản hồi phù hợp cho khách hàng.

Sự kết hợp 4C và 4P trong marketing

Mô hình 4P và 4C trong marketing, bạn có thể hình dung chúng giống như hai mặt của một đồng xu. Để một doanh nghiệp có được thành công nhất định, hai mô hình 4P và 4C cần được kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nhau.

Sự kết hợp 4C và 4P trong Marketing

Hãy cùng xem những điểm khác nhau của hai mô hình 4C, 4P, và cách kết hợp chúng trong chiến lược marketing bạn nhé.

Customer – Product

Ý nghĩa của Customer – Product là lời giải cho bài toán nhu cầu của khách hàng. Công dụng của sản phẩm phải giải quyết triệt để được vấn đề của khách hàng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần nghiên cứu khách hàng kỹ lưỡng để tạo ra những sản phẩm dịch vụ bám sát với nhu cầu của khách hàng.

Cost – Price

Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải tương xứng với chi phí mà khách hàng bỏ ra cho sản phẩm. Chi phí mà khách hàng đầu tư cần phải xứng đáng với giá trị mà họ nhận được khi sử dụng sản phẩm.

Convenience – Place

Địa điểm phân phối sản phẩm phải có vai trò hỗ trợ cho quá trình tiếp cận sản phẩm của khách hàng diễn ra thuận lợi. Doanh nghiệp cần chú trọng vào tối ưu các kênh phân phối bằng cách xem xét địa điểm mua sắm khách hàng hay tiếp cận nhất.

Communication – Promotion 

Truyền thông tiếp thị từ xưa tới nay là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp “tương tác trực tiếp” với khách hàng. Các kênh truyền thông là phương tiện hữu hiệu tương tác trực tiếp qua quảng cáo, giảm giá, hay hình thức khuyến mãi,…Những tương tác này giúp doanh nghiệp và khách hàng hiểu nhau hơn, tạo uy tín thương hiệu doanh nghiệp được nâng cao.

Ứng dụng 4C trong marketing và ví dụ thực tế

Chiến lược Marketing của ZARA là một ví dụ về mô hình 4C nổi bật với triết lý lấy khách hàng làm trung tâm đưa ZARA trở thành thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. 

ZARA và mô hình 4C trong marketing

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách chạy theo xu thế

Để đáp ứng khách hàng mục tiêu theo đuổi xu hướng thời trang trải nghiệm đa dạng sản phẩm. ZARA tạo ra giải pháp sản xuất các mẫu giống hoặc gần giống các hãng thời trang nổi tiếng, các thương hiệu quốc tế. Đồng thời đi sâu vào tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng. Cho phép ZARA theo sát, sớm bắt kịp xu thế nhanh chóng sản xuất đa dạng mẫu phục vụ khách hàng.

Giá bình dân, thời trang bình dân

Những người tiêu dùng trẻ là khách hàng mục tiêu chính của ZARA, những người quan tâm đến thời trang nhưng thu nhập không đủ để mua hàng hiệu xa xỉ. Họ sẵn sàng trả tiền cho thời trang, nhưng tương đối nhạy cảm với giá cả.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ZARA tuân thủ chiến lược giá “thời trang giá cả phải chăng”. Giá sản phẩm của ZARA dao động từ 8 đến 100USD, cho phép người tiêu dùng mặc quần áo hàng hiệu với giá rẻ hơn một phần mười so với hàng hiệu xa xỉ.

Phát triển đa kênh trực tuyến

ZARA bán hàng đa kênh trực tuyến 

Ngoài các cửa hàng vật lý là kênh bán hàng chính của ZARA, nhưng với sự gia tăng của mua sắm trực tuyến, ZARA cũng phát triển các kênh trực tuyến. ZARA sử dụng các nền tảng trực tuyến để hiển thị những kiểu dáng thời trang mới nhất cho người tiêu dùng, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến chuyên nghiệp, trang phục ảo và các dịch vụ khác cho người tiêu dùng, do đó tiết kiệm thời gian cho khách hàng đến các cửa hàng thực tế để lựa chọn.

Không ngừng cải thiện các kênh 

Ngoài cách chăm sóc và thu thập ý kiến khách hàng qua điện thoại và email để có hiệu quả kinh doanh tối ưu, tất cả các cửa hàng của ZARA đều áp dụng báo cáo doanh số bán hàng ngày và kiểm kê lượng hàng tồn kho của các cửa hàng. Việc phản hồi kịp thời nhu cầu và sở thích đóng góp của người tiêu dùng đến trụ sở chính giúp sản phẩm của ZARA nhanh chóng đáp ứng với những thay đổi của thị trường.

Kết luận

Mô hình 4C trong Marketing đang dần trở nên phổ biến trong một thế giới phát triển không ngừng. Hi vọng với những chia sẻ trên đây mang lại cho doanh nghiệp của bạn có cái nhìn khách quan, hữu ích về tầm quan trọng của ứng dụng 4C trong marketing. Góp phần áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và phát triển chiến lược Marketing độc đáo. 

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x