B2B là gì? Top 4 mô hình kinh doanh B2B phổ biến nhất năm 2023

B2B là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng đối với nhiều người, B2B vẫn còn là một khái niệm xa lạ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mô hình B2B là gì thông qua bài viết sau bạn nhé!

1.B2B là gì?

Khái niệm B2B

B2B (hay B to B) là từ viết tắt từ cụm từ “business to business” được hiểu đơn giản là hình thức hợp tác, mua bán, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nói cách khác, mô hình kinh doanh B2B là một doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho một doanh nghiệp khác không phải người tiêu dùng.

2.Đặc điểm mô hình B2B là gì?

Một số đặc điểm của mô hình B2B

Vì là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp nên mô hình B2B sẽ có những đặc điểm sau:

  • Số lượng khách hàng ít hơn so với số lượng người tiêu dùng.
  • Số lượng đơn hàng ít hơn so với thị trường người tiêu dùng nhưng có giá trị cao và quy mô lớn.
  • Quá trình giao dịch mua hàng sẽ diễn ra lâu và phức tạp hơn, bao gồm nhiều bước như đấu thầu, thương lượng về giá cả và vấn đề giao – nhận hàng, ký kết, sản xuất,…
  • Quyết định mua hàng phải thông qua sự bàn bạc ý kiến của nhiều người.
  • Quy trình mua bán chuyên nghiệp, có hợp đồng rõ ràng.
  • Dễ xác định được phân khúc khách hàng tiềm năng.

Vì khách hàng là doanh nghiệp nên số lượng khách hàng và đơn hàng sẽ ít hơn so với thị trường người tiêu dùng nhưng giá trị và quy mô mỗi đơn hàng sẽ lớn hơn nhiều. Cũng chính vì thế, chu trình bán hàng cũng sẽ dài hơn và quyết định mua hàng phải thông qua sự đồng ý của nhiều người trong doanh nghiệp.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách viết đơn xin nghỉ việc chuẩn nhất năm 2023

3.Đối tượng khách hàng doanh nghiệp B2B hướng đến

Đối tượng khách hàng của mô hình B2B 

Đối tượng khách hàng mục tiêu mà các doanh nghiệp B2B nhắm đến là các doanh nghiệp và các công ty, tổ chức như các cơ sở sản xuất, nhà bán lẻ và tổ chức Chính phủ.

Cơ sở sản xuất: doanh nghiệp sẽ mua các vật liệu từ những công ty chuyên cung cấp vật liệu để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như công ty sản xuất quần áo phải mua vải từ công ty chuyên sản xuất vải.

Nhà bán lẻ: Các nhà đơn vị bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, nhà thuốc,… sẽ mua hàng với số lượng lớn sau đó bán lại cho người dùng. Ví dụ như siêu thị sẽ nhập cà phê từ công ty chuyên sản xuất cà phê và bán lại cho người tiêu dùng.

Tổ chức Chính phủ: Chính phủ cũng có thể trở thành đối tượng khách hàng của doanh nghiệp B2B. Các tổ chức như chính quyền địa phương khi có nhu cầu sẽ giao dịch mua bán với các doanh nghiệp để phục vụ đời sống nhân dân. Mô hình này còn được gọi là B2G (Business to Government)

4.Các mô hình B2B phổ biến hiện nay

4.1. Mô hình B2B chuyên về bán.

Đây là mô hình B2B thường gặp ở Việt Nam. Doanh nghiệp sẽ sở hữu một trang web thương mại điện tử của riêng họ và đóng vai trò trung gian phân phối các sản phẩm/dịch vụ đến các doanh nghiệp khác

4.2 Mô hình B2B chuyên về mua

Doanh nghiệp B2B chuyên về mua rất ít gặp ở Việt Nam bởi vì hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều có sản phẩm/dịch vụ cần bán. Ở mô hình này, doanh nghiệp sẽ giữ vai trò nhập hàng của nhà sản xuất và các nhà sản xuất sẽ vào web của doanh nghiệp để chào hàng và thương lượng giá cả.

4.3. Mô hình B2B trung gian

Đây là mô hình mà các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,…giữ vai trò trung gian kết nối người mua và người bán với nhau. Người bán sẽ đăng sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và người người mua sẽ lựa chọn sản phẩm và đặt hàng. Tất cả quá trình mua bán đều phải thực hiện đúng theo quy định của từng sàn.

4.4.Mô hình B2B chuyên về thương mại hợp tác

Mô hình này có nhiều nét tương tự với mô hình B2B trung gian nhưng có tập trung nhiều vào bên cung cấp sản phẩm/dịch vụ và thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp.

Trong mô hình này các doanh nghiệp B2B sẽ hợp tác với nhau qua các hình thức như thông qua trung tâm trao đổi (exchange hubs), cộng đồng thương mại (trading communities), sàn giao dịch thương mại (trading exchanges), chợ điện tử (E-marketplaces), thị trường điện tử (E-markets) và một số hình thức khác.

5.Ưu điểm và khuyết điểm của mô hình B2B là gì?

Ưu và khuyết điểm mô hình B2B là gì?

B2B đang là mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Nhưng song song đó vẫn là những khó khăn, thách thức lớn cần doanh nghiệp phải vượt qua. Sau đây là một số ưu và nhược điểm của mô hình B2B mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý.

5.1.Ưu điểm khi kinh doanh mô hình B2B

-Thị trường có tiềm năng lớn: 

Thị trường tiêu dùng ngày nay ngày càng được mở rộng với nhiều ngành hàng phong phú và đa dạng từ sản phẩm, dịch vụ đến vật liệu, máy móc. Chính vì thể, các doanh nghiệp B2B có thể mở rộng thị trường bằng cách cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho nhiều công ty khác nhau ở các nhóm ngành khác nhau.

-Đơn hàng có giá trị cao và quy mô lớn:

Vì khách hàng chính của doanh nghiệp B2B là các doanh nghiệp nên các đơn hàng thường có số lượng lớn để doanh nghiệp đối tác có thể tối ưu chi phí. Chính vì thế, những đơn hàng này thường có giá trị cao và mang về doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

-Có khả năng chuyển đổi cao.

Trong thực tế, khách hàng là doanh nghiệp có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với người tiêu dùng cá nhân. Vì vậy mà doanh nghiệp không cần đầu tư quá nhiều chi phí và thời gian vào việc quảng bá sản phẩm vẫn có thể thu hút khách hàng tiềm năng.

-Tính bảo mật cao và an toàn.

Vì hàng hoá có giá trị cao nên các giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp thường có hợp đồng rõ ràng. Chính vì thế, mô hình B2B có tính bảo mật cao và an toàn cho cả người mua và người bán.

-Thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả.

Mô hình B2B giúp các doanh nghiệp giao tiếp thường xuyên từ đó người bán sẽ được cập nhật được những thông tin nhanh và chính xác về nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành.

5.2.Khuyết điểm của mô hình B2B

-Quá trình mua hàng phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Do giao dịch mua hàng của doanh nghiệp cần có sự thảo luận và bàn bạc của nhiều người nên sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng. Số lượng các bên liên quan nhiều và thủ tục mua hàng, giấy tờ khá phức tạp nên quá trình mua hàng thường diễn ra trong thời gian dài.

-Số lượng khách hàng không nhiều.

Do khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp B2B là các doanh nghiệp khác nên số lượng ít hơn nhiều so với thị trường người tiêu dùng. 

Tất cả các doanh nghiệp đó đều là những đối tác quan trọng của công ty nên chỉ cần một sơ xuất nhỏ làm mất lòng đối tác cũng có thể khiến doanh nghiệp B2B vụt mất khách hàng tiềm năng. Và điều đó sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.

-Nhu cầu khách hàng khó dự đoán

Chu kỳ hàng tồn kho của doanh nghiệp B2B khá ngắn dẫn đến nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi phức tạp và khó dự đoán hơn so với thị trường người tiêu dùng. Vì thế nếu dự đoán sai nhu cầu sẽ dẫn đến việc hàng hoá bị kẹt ở tất cả các bên làm lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng.

Hy vọng những thông tin trên có thể mang đến cho bạn câu trả lời rõ hơn về câu hỏi B2B là gì cũng như những ưu điểm và khuyết điểm của mô hình kinh doanh này. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x