7P trong marketing là gì? Vai trò của 7P trong kinh doanh

Không thể phủ nhận rằng những sự thành công trong các chiến lược marketing đều được rút ra từ 7P. Vậy 7P trong marketing là gì? 7P bao gồm những yếu tố nào? Hãy cùng giải đáp trong phần viết dưới đây.

7P trong marketing là gì? 

7P trong marketing là một khái niệm nói về 7 yếu tố cần được doanh nghiệp xem xét và phân tích kỹ lưỡng trước khi triển khai chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả. 7P chính là sự kết hợp giữa mô hình 4P và các yếu tố hiện đại giúp doanh nghiệp có thể tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. 

 7P trong marketing gồm những thành phần sau:

  • Sản phẩm (Product)
  • Giá cả (Price)
  • Địa điểm (Place) 
  • Xúc tiến (Promotion)
  • Con người (People) 
  • Quy trình (Process)
  • Bằng chứng ‘hữu hình’ (Physical evidence).

7P trong marketing bao gồm 7 yếu tố khác nhau

>> Có thể bạn quan tâm: [ Bật mí] Ứng dụng 4C trong marketing – Lời giải cho bài toán tiếp thị 4.0

Những thành phần của 7P trong marketing

  • Sản phẩm (Product)

Trong 7P marketing, sản phẩm hướng đến các sản phẩm hữu hình và loại hình dịch vụ (hàng hóa vô hình) mà doanh nghiệp đang phục vụ. Sản phẩm là yếu tố mang giá trị cốt lõi của bất kì doanh nghiệp nào.

Để có thể phân tích và hiểu được mọi khía cạnh của sản phẩm, các bậc thầy marketing đã phân sản phẩm thành 3 cấp độ:

  • Sản phẩm cốt lõi: Đây là lớp cơ bản nhất của sản phẩm, tập trung vào giá trị cốt lõi mà sản phẩm mang lại cho khách hàng mà khách hàng không thể thấy do vô hình.
  • Sản phẩm thực tế: Tầng này bao gồm những yếu tố thực tế của sản phẩm bao gồm tính năng, thiết kế, màu sắc, thương hiệu. Người dùng có thể nhìn thấy, cảm nhận và chạm vào được khi sử dụng sản phẩm. 
  • Sản phẩm bổ sung: Để gia tăng sự khác biệt thương hiệu và đối đa sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp thường cung cấp những lợi ích khác như dịch vụ hậu mãi, bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật, giao hàng, và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Ba cấp độ của bất kỳ sản phẩm nào

  • Giá sản phẩm (Price)

“Giá cả” chính là ‘xương sống’ của doanh nghiệp vì đây là yếu tố duy nhất trong marketing mix giúp tạo ra doanh thu, thay vì chi phí như những thứ khác. Việc thay điều chỉnh giá sẽ tác động lâu dài đến chiến lược marketing. 

Những công ty mới thành lập thường dùng chiến lược giá rẻ để thu hút khách hàng nhanh nhất, từ đó tạo ra được tệp khách hàng. Những công ty lớn sẽ có những chiến lược giá khác nhằm khẳng định giá trị thương hiệu bản thân. 

Để xác định được chiến lược giá cả, các doanh nghiệp thường xét đến những khía cạnh sau: 

  • Giá trị sản phẩm: Giá sản phẩm phải đáp ứng được lợi ích mà sản phẩm có thể đem lại cho khách hàng. Nó không chỉ là số tiền mà khách hàng phải trả mà còn phải thể hiện sự cân nhắc giữa giá và lợi ích mà khách hàng nhận được.
  • Giá của đối thủ: Nếu giá tiền sản phẩm của một doanh nghiệp có sự chênh lệch đáng kể so với đối thủ, việc này có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng khi chọn mua sản phẩm.
  • Chi phí sản phẩm: Giá sản phẩm phải phản ánh được những chi phí liên quan đến việc tạo ra và cung ứng sản phẩm như giá vật liệu, giá công nhân và nhiều chi phí khác.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược về giá khác nhau

  • Địa điểm (Place)

Place được hiểu là toàn bộ kênh phân phối của doanh nghiệp. Yếu tố này thể hiện toàn bộ toàn bộ những nơi mà doanh nghiệp dùng để chuyển sản phẩm từ nhà máy tới đến tay người dùng cuối cùng. 

Để tạo ra kênh phân phối giúp đem lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất, doanh nghiệp có thể tiến hành các chiến lược sau: 

  • Phân phối rộng rãi: doanh nghiệp sẽ tìm cách để có thể đưa sản phẩm tới tay nhiều người dùng nhất có thể. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và tăng nhận thức thương hiệu nhiều nhất có thể. 
  • Phân phối độc quyền: Doanh nghiệp chỉ bán hàng hóa thông qua một đại lý duy nhất. Chiến lược này thường được triển khai cho các dòng sản phẩm cao cấp nhằm bảo vệ thương hiệu khỏi việc bị làm xấu.
  • Phân phối chọn lọc: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn kĩ các kênh phân phối và chỉ số ít đại lý ở những địa điểm cụ thể sẽ được chọn để bán sản phẩm cho khách hàng.

Có nhiều sự lựa chọn để hình thành kênh phân phối hiệu quả

  • Xúc tiến (Promotion)

“Xúc tiến” là một yếu tố bao gồm các hoạt động dùng để thông báo về sản phẩm đến với nhiều khách hàng mục tiêu nhất. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tăng độ nhận thức, ấn tượng, và từ đó thúc đấy hành vi mua sắm của khách hàng.  

Xúc tiến bao gồm các hoạt động phổ biến sau:

  • Khuyến mãi: Cung cấp các đợt khuyến mãi, giảm giá, hoặc chính sách ưu đãi đặc biệt để kích cầu việc mua sắm của khách hàng
  • Quảng cáo: Dùng các phương tiện truyền thông như TV, báo chí,website để lan truyền rộng rãi về thông tin sản phẩm.
  • Quan hệ công chúng (PR): Xây dựng các mối quan hệ với phương tiện truyền thông và công chúng để tạo sự tương tác tích cực với thị trường. PR gồm tài trợ hội thảo, tổ chức họp báo, tạo nội dung đa phương tiện.
  • Tiếp thị trực tiếp: Sử dụng Email, tin nhắn văn bản, gọi điện và nhiều cách khác để truyền đạt thông điệp sản phẩm trực tiếp tới khách hàng.

Những cách để xúc tiến sản phẩm nhanh và hiệu quả

  • Con người (People) 

“People” bao gồm các cá nhân liên quan đến quá trình tương tác với khách hàng, vốn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng. 

Một số khía cạnh trong “People” bao gồm: 

    • Nhân viên: Những người trực tiếp làm việc với khách hàng, từ tư vấn đến bán hàng. Kỹ năng, thái độ và tư duy của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. 
  • Nhà quản lý: Là những người lãnh đạo và chịu trách nhiệm tạo ra môi trường làm việc và định hướng chiến lược hiệu quả.
  • Đào tạo và phát triển: Đảm bảo nhân viên được đào tạo bài bản về sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
  • Quy trình (Process)

“Quy trình” đề cập đến cách tổ chức và quản lý quy trình để cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng một cách hiệu quả. Yếu tố này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và tạo trải nghiệm tốt cho người mua.

Yếu tố “Process” trong bộ khung 7P bao gồm các khía cạnh sau:

    • Quy trình sản xuất: Liên quan đến quy trình tiêu chuẩn tạo ra sản phẩm từ nguyên liệu.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Đảm bảo việc cung ứng sản phẩm được thực hiện một cách hiệu quả và liên tục
  • Dịch vụ khách hàng: Xây dựng quy trình để hỗ trợ khách hàng khi đã mua hàng, bao gồm giải đáp thắc mắc, bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Đảm bảo quy trình kiểm tra chất lượng được thực hiện thường xuyên và hiệu quả. 

Quá trình đem sản phẩm đến tay khách hàng

  • Bằng chứng “hữu hình” (Physical evidence)

Đây là yếu tố dùng để nói đến  dấu vết vật lý mà khách hàng có thể nhận biết và trải nghiệm khi tương tác với sản phẩm của một doanh nghiệp. Yếu tố này giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng và đánh giá về chất lượng của sản phẩm.

Các hình thức của “Physical evidence” bao gồm:

  • Thiết kế và không gian của điểm bán
  • Bao bi sản phẩm 
  • Thương hiệu và Logo
  • chất lượng sản phẩm
  • Website và giao diện số

Cửa hàng Gucci với cách bày trí bắt mắt dễ tạo sự nổi bật

Kết luận

7P trong marketing đóng vai trò to lớn trong việc giúp doanh nghiệp phân tích các yếu tố tạo nên chiến lược marketing dài hạn. Với 7 yếu tố trên, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trải nghiệm của người mua, tăng độ nhận diện thương hiệu  và thiết lập quy trình nội bộ một cách hiệu quả. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x