[Khám phá] 6+công việc của nhân viên kinh doanh

Công việc của nhân viên kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng góp phần lớn trong việc tăng doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những công việc mà người lao động phải làm là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc này.

Công việc của nhân viên kinh doanh

Công việc của nhân viên kinh doanh là làm gì? 

Sàng lọc khách hàng tiềm năng 

Đây là một công việc khá quan trọng của nhân viên kinh doanh. Công việc này đòi hỏi nhân viên phải tìm kiếm và chọn ra những khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của công ty mình ở nhiều kênh thông tin khác nhau để tìm kiếm ra được nhiều khách hàng nhất có thể. Khách hàng tiềm năng là người đáp ứng cả 4 tiêu chí: có nhu cầu mua, quyền để mua, đủ khả năng để mua và đủ điều kiện để mua. 

Lên kế hoạch tiếp cận khách hàng

Để việc tiếp cận khách hàng mang lại kết quả tốt nhất, người nhân viên kinh doanh phải vạch ra trước những hướng tiếp cận cụ thể với từng khách hàng khác nhau. 

Dưới đây là 7 bước giúp việc lên kế hoạch tiếp cận khách hàng thành công: 

  • Chuẩn bị một cuộc gọi đầu tiên cho khách hàng  
  • Thông báo trước với khách hàng về một cuộc gặp gỡ 
  • Tập trung phân tích tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng 
  • Xác định nhu cầu khách hàng 
  • Xác định những ưu, nhược điểm của sản phẩm
  • Chọn ra chiến lược bán hàng tốt nhất
  • Lên kế hoạch và tập dợt trước phương pháp tiếp cận với khách hàng.

Tư vấn, thuyết phục

Nhân viên kinh doanh phải thật am hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà mình muốn đem tới cho khách hàng. Từ đó mới có thể tư vấn, giới thiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. 

Nếu một người có khả năng ăn nói hoạt ngôn, giọng nói rõ ràng, mạch lạc, súc tích thì đã nắm giữ đến 70% việc thu hút được khách hàng mua hàng của mình. 

Lập hợp đồng 

Sau khi khách hàng đã đồng ý mua hàng, công việc của nhân viên kinh doanh là phải hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng mua bán. Nhân viên kinh doanh phải theo dõi, giải thích các điều khoản cho khách hàng một cách rõ ràng, dễ hiểu nhất và nhanh chóng xử lý những khuất mắc của khách hàng để tạo cho họ những trải nghiệm tốt nhất. 

Chăm sóc khách hàng

Có thể coi đây là công việc trọng yếu của nhân viên kinh doanh, nó quyết định đến sự phát triển dài lâu của công ty. Công việc của nhân viên kinh doanh là phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng cách quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ tận tình khách hàng để họ có những trải nghiệm tốt nhất lúc trước, trong và sau khi mua hàng. Bởi khi khách hàng cảm thấy mình được được chăm sóc tốt thì họ sẽ mang lại những giá trị to lớn cho công ty. 

Chăm sóc khách hàng là công việc quan trọng 

Công việc khác 

Ngoài những công việc kể trên, nhân viên kinh doanh còn phải phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để đưa ra những chiến lược thu hút khách hàng, tham gia các buổi họp để nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia đưa ra giải pháp để phản hồi lại những phàn nàn của khách hàng, và phải thường xuyên báo cáo công việc với cấp trên,…

Vì sao nên chọn làm nhân viên kinh doanh?

Cơ hội việc làm luôn rộng mở 

Bán hàng là công việc cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, vì thế nên doanh nghiệp nào cũng cần có một đội ngũ nhân viên kinh doanh. Còn doanh nghiệp là còn bán hàng, là còn cần đến nhân viên kinh doanh. Bên cạnh đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được vị trí nhân viên kinh doanh lúc nào cũng chiếm số lượng lượng trên các thông tin tuyển dụng. Điều đó chứng tỏ rằng công việc này luôn hot và cơ hội việc làm cho người lao động luôn rộng mở trong tương lai.

Lương thưởng không giới hạn

Nếu bạn là một người có năng lực thì việc giàu với nghề này là điều hoàn toàn không khó. Ngoài mức lương cơ bản ra thì hoa hồng và các chính sách lương thưởng khác cực kỳ hấp dẫn nếu bạn đạt được doanh số cao.

Làm việc với các “nhân vật khủng”

Công việc của nhân viên kinh doanh đòi hỏi người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các quản lý, giám đốc, các cấp lãnh đạo,… để báo cáo tình hình kinh doanh, các công việc mình đảm nhận, tham gia bàn bạc để đưa ra các chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, với một số nghề sale xe, bất động sản, bạn cũng sẽ được làm việc với các khách hàng giàu có, là những người có địa vị cao.

Được làm việc với các lãnh đạo cấp cao 

Khi làm việc với những nhân vật khủng này, bạn sẽ học hỏi được không ít những kinh nghiệm, cách làm việc cũng như những kiến thức chuyên môn và kỹ năng xử lý của họ.

Tạo mối quan hệ rộng

Với tính chất nghề nghiệp là phải gặp gỡ và làm việc với nhiều người, bởi vậy mà mạng lưới quan hệ của nhân viên kinh doanh cũng ngày càng rộng hơn. Khi mối quan hệ càng rộng, việc đạt được doanh số cao cũng trở nên dễ dàng hơn và đương hiên lương thưởng cũng nhờ vậy mà tăng lên rất nhiều. 

5 tố chất cần có của nhân viên kinh doanh

Tự tin

Tự tin chính là chìa khóa thành công, quyết định đến 70% sự thành công của nhân viên kinh doanh trong các cuộc đàm phán, thuyết phục khách hàng mua hàng. Khách hàng khi mua hàng cũng sẽ cảm thấy tin tưởng, yên tâm với những sản phẩm và dịch vụ mà họ nhận được khi họ được làm việc với một người tự tin tư vấn cho mình. 

Giao tiếp

Người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng, luôn biết cách xử lý khéo léo để tạo một bầu không khí thoải mái nhất cho đối phương. Vì vậy sẽ dễ dàng được lòng khách hàng và thành công lấy được nhiều chữ ký hợp đồng. 

Lắng nghe và thấu hiểu

Không phải lúc nào cũng sẽ được làm việc với khách hàng dễ tính, và không phải khách hàng nào cũng có tính cách giống nhau, nên đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng của mình. Khi biết họ cần gì, muốn gì và đang gặp phải vấn đề gì, từ đó mới có được cách giải quyết phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. 

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Bạn có lấy được chữ ký trong hợp đồng của khách hay không, chính là nhờ vào kỹ năng này. Bằng sự hoạt ngôn, tài ăn nói cộng với kiến thức chuyên môn và sự am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của mình, người nhân viên phải thương lượng thuyết phục khéo léo để nhận được cái gật đầu từ khách hàng.

Quản lý các mối quan hệ

Quản trị và duy trì các mối quan hệ là rất quan trọng của nhân viên kinh doanh. Nếu làm tốt, những mối quan hệ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ khác. Đặc biệt, doanh thu và lợi nhuận mà bạn kiếm được cũng sẽ được duy trì theo hướng tăng lên nhờ vào việc chăm sóc tốt các mối quan hệ này.

Lương thưởng của nhân viên kinh doanh hiện nay

Tùy theo nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực nào và kinh nghiệm bao lâu mà mức lương cũng thay đổi theo. Tuy nhiên nếu phân theo kinh nghiệm thì:

  • Nếu chưa có kinh nghiệm dao động từ 5 – 9 triệu đồng/ tháng 
  • Có kinh nghiệm từ 1-3 năm dao động từ 7 – 13 triệu đồng/ tháng 
  • Có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng 

Lương nhận theo kinh nghiệm làm việc 

Ngoài lương cơ bản ra thì lương thực tế còn được nhận thêm hoa hồng theo % doanh số cùng nhiều lương thưởng hấp dẫn khác nếu bạn là người có năng lực. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về công việc của nhân viên kinh doanh. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có một cái nhìn tổng quan hơn và là những kiến thức bổ ích giúp cho các bạn tiếp cận với công việc này tốt nhất. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x