Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp [Nghe xong giật mình]
Mục lục
Doanh nghiệp đảm bảo sổ sách kế toán và thực hiện các nghĩa vụ thuế đúng luật luôn cần kế toán thuế. Đây là vị trí yêu cầu phải có kinh nghiệm song song với kiến thức chuyên môn sâu rộng. Vậy công việc của kế toán thuế là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài đọc dưới đây để có cái nhìn tổng thể cho vị trí này.
Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là vị trí kế toán quan trọng, phụ trách xác định cơ sở tính thuế, lập báo cáo, tờ khai thuế trong doanh nghiệp. Nhà nước thông qua những thông tin tài chính kế toán được cung cấp để quản lý, hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp và phát triển. Có thể thấy, kế toán thuế là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Công việc của kế toán thuế yêu cầu bạn không chỉ phải nắm vững nghiệp vụ kế toán mà còn phải am hiểu và thường xuyên cập nhật Luật thuế. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước một cách đúng, kịp thời và tránh gây thiệt hại do sai phạm thuế.
Kế toán thuế phải thường xuyên cập nhật luật mới
Công việc chung của kế toán thuế
Xác định cơ sở tính thuế
Việc xác định cơ sở tính thuế rất quan trọng với kế toán thuế. Xác định cơ sở tính thuế là xác định tổng tài sản, thu nhập bị đánh thuế. Đối với mỗi loại thuế khác nhau có cách tính cơ sở thuế khác nhau. Ngoài đảm bảo phản ánh đúng theo quy định, kế toán cũng cần có kinh nghiệm đối với từng ngành hàng hóa đặc biệt.
- Đối với thuế giá trị gia tăng, kế toán thuế kiểm tra và phân loại hóa đơn GTGT theo khung thuế suất của mặt hàng không chịu thuế, không phải kê khai, 0%, 5%, 10%… Cuối mỗi kỳ tính thuế, kế toán thuế phải lập báo cáo kê khai tổng thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định cơ sở tính thuế.
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ sở tính thuế được xác định dựa vào tổng thu nhập tính thuế theo báo cáo tài chính. Kế toán thuế phải phối hợp với kế toán tổng hợp làm báo cáo tài chính cũng như kiểm soát số liệu tài chính.
- Đối với thuế thu nhập cá nhân, cơ sở tính thuế dựa vào tổng thu nhập thực tế của người lao động sau khi trích giảm trừ theo quy định.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường yêu cầu kế toán thuế phải kiểm tra thuế suất của từng loại mặt hàng, phân loại phức tạp hơn.
Lập tờ khai thuế và báo cáo tài chính là nhiệm vụ quan trọng nhất
Công việc lập tờ khai thuế được thực hiện theo tháng hoặc theo quý, tùy vào quy mô và quy định đối với mỗi công ty. Kế toán tổng hợp sử dụng phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) của Tổng cục Thuế Việt Nam để lập các báo cáo báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế và báo cáo quyết toán thuế cuối năm.
Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế
Nộp tờ khai thuế và nộp tiền thuế đúng hạn
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đã áp dụng kê khai thuế điện tử. Thủ tục này đã giúp người nộp thuế tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thiểu các lỗi có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Để kê khai thuế điện tử thuedientu.gdt.vn, người nộp thuế thực hiện 5 bước sai:
- Bước 1: Đăng nhập vào trang web kê khai thuế điện tử
- Bước 2: Chọn mục đăng ký tờ khai cần nộp
- Bước 3: Bấm chọn Nộp tờ khai XML để tải tờ khai đã lập lên hệ thống
- Bước 4: Ký điện tử và bấm chọn Nộp tờ khai
- Bước 5: Kiểm tra kết quả
Bên cạnh đó, kế toán thuế cũng có thể nộp tiền thuế ngay trên trang thuedientu.gdt.gov.com. Hoặc kế toán thuế có thể lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước để có thể nộp tiền thuế bằng tiền mặt tại Ngân sách nhà nước các quận huyện hoặc các ngân hàng thương mại là điểm thu của ngân sách.
Trách nhiệm công việc của kế toán thuế theo chu kỳ
Nhiệm vụ mỗi ngày của kế toán thuế
Hàng ngày, kế toán thuế phải tổng hợp, xử lý các hóa đơn đầu vào, đầu ra, các giao dịch ngân hàng, tiền mặt của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm căn cứ để nhập liệu vào sổ kế toán. Những giao dịch và hóa đơn cần được kiểm tra đảm bảo đúng, đủ, hợp pháp. Hiện nay, hóa đơn điện tử ngày càng trở nên phổ biến, kế toán thuế cũng dễ dàng hơn trong việc tổng hợp, xử lý.
Hóa đơn điện tử giúp kế toán thuế dễ dàng tổng hợp
Trường hợp phát hiện sai sót, kế toán thuế cần xử lý càng sớm càng tốt. Trường hợp chưa giao hóa đơn cho khách hàng, kế toán chỉ cần gạch chéo các liên và xuất hóa đơn mới. Tuy nhiên, nếu hóa đơn đã được giao cho khách hàng, kế toán phải lập biên bản thu hồi, xuất hóa đơn mới trong trường hợp chưa kê khai. Nếu đã kê khai rồi, cần lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh.
Sau khi đảm bảo số liệu đã đúng, hợp lệ, kế toán thuế tiến hành hạch toán vào sổ Nhật ký chung/Sổ cái. Chứng từ sau khi xử lý cần được sắp xếp khoa học, chính xác.
Nhiệm vụ hàng tháng/quý của kế toán thuế
Kế toán thuế cần đảm bảo nộp các loại báo cáo thuế trước ngày 20 của tháng tiếp theo. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng cần làm báo cáo theo tháng.
Đối với công ty có doanh thu từ 50 tỷ cần thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng. Cá nhân có thu nhập từ 50 triệu đồng cần thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, công việc của kế toán thuế cũng yêu cầu theo dõi các hợp đồng lao động, số lượng nhân viên mới để đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động nếu cần.
Với những doanh nghiệp làm báo cáo thuế theo quý thì cần nộp lên cơ quan thuế trước ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Nhiệm vụ hàng năm của kế toán
Đầu năm và cuối năm là thời gian bận rộn nhất của kế toán thuế. Đây là thời điểm phải hoàn thành hết các báo cáo cần nộp để đảm bảo sự chính xác và đúng hạn.
Đầu năm tài chính, kế toán cần thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài trước ngày 31/1 đối với doanh nghiệp đang hoạt động. Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì cần nộp thêm tờ khai nộp lệ phí môn bài.
Thời điểm cuối năm, kế toán thuế cần kiểm tra lại tính chính xác của toàn bộ hóa đơn so với số liệu đã nhập vào phần mềm kế toán. Hoàn thành các sổ chi tiết đảm bảo cân đối, chính xác.
Kiểm tra lại toàn bộ các báo cáo tài chính cuối năm và tìm chỗ sai và khắc phục.
Tính số thuế doanh nghiệp cần nộp và thực hiện kê khai, nộp thuế trong vòng 90 ngày của năm tiếp theo và in sổ sách kế toán theo đúng quy định đồng thời sắp xếp khoa học.
Mức lương của kế toán thuế có cao không?
Theo thống kê của Vietnamsalary, lương bình quân tối thiểu của kế toán thuế tại VIệt Nam có thể đạt 10,1 triệu đồng. Nếu có yếu tố nước ngoài như làm việc cho cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, thu nhập của kế toán thuế có thể lên đến 30 – 100 triệu đồng.
Với khối lượng kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm của kế toán thuế, nhưng để có thể nâng cao thu nhập của mình, kế toán cũng cần học thêm những chứng chỉ, bằng cấp trong nước, quốc tế. Bên cạnh đó, việc giữ liên lạc và giao tiếp tốt với cơ quan thuế cũng giúp kế toán thuế dễ dàng xử lý công việc cũng như cập nhật những thông tin mới, nhận hướng dẫn khi có thông tư, nghị định mới.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đều cần kế toán thuế đảm bảo sổ kế toán, giao dịch đúng luật, giảm chi phí nộp phạt. Hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về công việc của kế toán thuế.